Đề và đáp án KSCL đầu năm lớp 6 môn Văn năm 2015 phòng GD&ĐT Bình Giang
Gửi các em học sinh Đề và đáp án KSCL đầu năm lớp 6 môn Văn năm 2015 phòng GD&ĐT Bình Giang. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề KSCL đầu năm lớp 6 môn Ngữ Văn trường THCS Quỳnh Lập
- Đề khảo sát chất lượng đầu vào lớp 6 THCS Đồng Nguyên năm 2015 môn Tiếng Việt
- Đề Thi khảo sát môn Văn lớp 6 đầu năm (Có Đáp án)
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Đề thi và đáp án đề KSCL đầu năm lớp 6 môn Văn: Kể lại câu chuyện một lần em mắc lỗi.
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NGỮ VĂN ĐẦU NĂM
LỚP 6 H. BÌNH GIANG- HẢI DƯƠNG
1 (3.0 điểm). Đọc đoạn trích sau:
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…
(Trích: Thánh Gióng)
a) Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại nào của truyện dân gian?
b) Đoạn truyện trên kể về sự việc gì?
c) Tìm và ghi lại những chi tiết tưởng tượng, kì ảo có trong đoạn? Ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo đó?
2 (2.0 điểm).
a) Từ là gì? Xét về cấu tạo, từ tiếng Việt chia thành những loại nào?
b) Tìm các từ ghép và từ láy có trong câu văn sau:
Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.
(Trích: Sơn Tinh, Thủy Tinh)
3 (5.0 điểm). Kể lại câu chuyện một lần em mắc lỗi.
Đáp án &Hướng dẫn chấm
Câu | Đáp án | Điểm |
C.1 (3đ) |
a.- Thể loại truyền thuyết | 0.5 |
b.Sự việc: Kể về sự ra đời kì lạ của Gióng | 0.5 | |
c.- Chi tiết tưởng tượng, kì ảo:
+ bà mẹ ướm vết chân rồi mang thai + mang thai mười hai tháng mới sinh + đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. -Ý nghĩa: + Nhấn mạnh sự ra đời kì lạ của Gióng. + Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện. + Thể hiện quan niệm dân gian: người anh hùng luôn phi thường, kì diệu ngay cả sự ra đời. + Mong ước của ND: nhân vật ra đời kì lạ sẽ lập những chiến công phi thường. |
0.25 0.25 0.25
0.25 0.5 0.25
0.25 |
|
C.2 (2đ) |
a. – Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
– Về cấu tao: từ tiếng Việt chia thành hai loại: +Từ đơn + Từ phức ( Chia thành: từ ghép và từ láy) |
0.25
0.5 |
b.HS xác định đúng:
+ Từ ghép: dông bão, rung chuyển, đất trời, Sơn Tinh + Từ láy: cuồn cuộn |
1.0 0.25 |
|
C.3 (5đ)
|
1. Yêu cầu về kĩ năng:
– HS biết làm bài văn tự sự, bố cục rõ ràng, kể theo trình tự hợp lí, linh hoạt. – Xác định được nhân vật chính, nhân vật phụ trong câu chuyện kể, biết chọn sự việc kể có ý nghĩa. – Không mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả… 2. Yêu cầu về kiến thức: MB:: Giới thiệu sự việc, nhân vật… TB:: Kể diễn biến sự việc: – Kể diễn biến sự việc theo trình tự hợp lí: + Kể sự việc khởi đầu… + Sự việc phát triển… + Sự việc cao trào… (Kết hợp miêu tả tâm trạng của em khi mắc lỗi; kể về thái độ của mọi người trước lỗi của em) + Sự việc kết thúc: Kể về việc em nhận lỗi, sửa lỗi; Tình cảm, thái độ của mọi người khi em nhận ra lỗi và sửa lỗi… KB:: Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ; rút ra bài học ý nghĩa… ( GV căn cứ vào bài viết của HS có cách đánh giá chính xác, linh hoạt; trân trọng những bài văn kể chân thực, xúc động, sự việc chọn kể có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.) |
0.5
0.5
2.0
1.0
0.5
0.5 |
PHH sưu tầm , chỉnh lí & GT – 8/2015
Tham khảo bài học sinh:
Trước khi vào câu chuyện tôi xin giới thiệu: tên tôi là Nguyệt, học sinh lớp 7
C.Tôi kể câu chuyện này để cho các bạn nghe mà rút kinh nghiệm nhé và đừng học câu chuyện trên. Đó là chuyện tôi trốn học.
Hôm đó, tôi dậy sớm để đánh răng rửa mặt chuẩn bị đi học. Hàng sáng, mẹ tôi thường để chảo cơm trên bếp, sao hôm nay lại chẳng thấy đâu. Tôi lên hỏi mẹ: “Mẹ ơi sao mẹ vẫn chưa rang cơm cho bọn con ăn hả mẹ?”. Mẹ nhẹ nhàng nói: “Hôm nay nhà mình hết tiền mua gạo, phải đợi tiền lương của bố và chị con, hay con chịu khó bỏ ăn sáng một buổi có làm sao đâu?”. Tôi bực mình dậm chân dậm tay tỏ vẻ không bằng lòng. Tôi thoáng nhìn thấy nét mặt mẹ rất buồn. Mẹ bảo: “Thôi đi học đi con, mẹ phải đi làm việc của mẹ”. Tôi tức quá phát khóc lên, bỏ cả cặp sách lên giường ngủ tiếp. Tôi không nhớ là hôm nay có bài để chuẩn bị cho tiết kiểm tra ngày mai, thú thực lúc đấy tôi rất bực nên chỉ vì chuyện nhỏ mà quên hết mọi thứ. Tôi chỉ khóc và lẳng lặng lấy chăn ra đắp. Lúc mẹ tôi đánh răng rửa mặt xong mẹ lên nhà khóa cửa để đi làm, mẹ có biết đâu là tôi ở trong nhà. Thế là tôi nằm trong chăn ấm áp, chiếc chăn ru tôi vào giấc ngủ êm đềm. Đến khi thức dậy thì đã quá muộn. Tôi giật mình, bổ chổng bổ choảng vùng dậy thì chao ôi, cửa nhà đã khóa. Tôi ngôi trong nhà kêu ầm ĩ lên nhưng vô hiệu, mọi người đều đi làm hết. Nhà tôi là nhà tập thể, xung quanh lúc đó chỉ có mấy đứa trẻ con. Tôi gọi chúng và bảo: “Các em giúp chị mở cửa ra với”. Một đứa nhanh nhảu nói: “Thế chìa khóa nhà chị để đâu thì chúng em mới mở được chứ!”. Tôi đứng ngẩn người ra, quay lại nhìn đồng hồ thì thấy đã mười giờ rưỡi. Bụng tôi lúc này như có móng tay sắc nào cào vào. Mắt tôi hoa lên vì đói. Tôi lục hết mọi thứ trong nhà xem có cái gì ăn không, nhưng vô hiệu, chả có gì cả. Tôi nhìn ra ô cửa sổ thì thấy bạn Lan nhà bên bảo: “Nguyệt ơi sao hôm nay bạn không đi học? Thầy giáo phê bình bạn đấy”. Tôi liền nói: “Lan ơi, hôm nay có bài nào không cho tớ mượn để tớ chép?”. Lan rút trong cặp ra đưa cho tôi bài chuẩn bị cho tiết kiểm tra. Tôi học vẹt được vài bài nhưng không chịu nổi cơn đói. Vừa hay lúc đó mẹ tôi về bảo: “Ơ, sao hôm nay con không đi học?”. Tôi bảo: “Mẹ nhốt con trong nhà thì làm sao con đi được”. Mẹ bảo: “Mẹ không biết, cho mẹ xin lỗi”. Rồi mẹ rút trong túi ra gói mì. Tôi không kịp bỏ vào bát mà vơ lấy vơ để ăn sống. Mẹ tôi ngồi nhìn tôi ăn, chảy cả nước mắt. Tôi nhìn mẹ tôi cũng cảm thấy mẹ không có lỗi trong chuyện này mà chính là mình đã làm cho mẹ lo. Sáng hôm sau đi học, tôi cố gắng làm bài kiểm tra một tiết, may sao được 5 điểm. Tôi ngượng quá, đấy là mình còn lớp phó học tập mà điểm kém như thế.
Tôi rất ân hận vì đã làm đau lòng mẹ, và phí công thầy cô đã bỏ sức ra để dạy tôi, tôi rất ân hận và tôi hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.
NGUYỄN THỊ NHƯ NGUYỆT