ẨN DỤ
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Ẩn dụ - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Ẩn dụ trang 68 SGK Văn 6
- Luyện tập bài Ẩn dụ trang 69 SGK Văn 6
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
a. Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Minh Huệ)
Người Cha là ẩn dụ dùng để chỉ Bác Hồ, giữa người cha và Bác Hồ có nét tương đồng về phẩm chất.
b. Các kiểu ẩn dụ
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:
- Ẩn dụ hình thức: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
(Nguyễn Đức Mậu)
Về hình thức, lửa hồng tương đồng với màu đỏ của bông hoa râm bụt.
Ẩn dụ cách thức: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức lực hiện hành động.
Ví dụ:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(Tục ngữ)
Ăn quả tương đồng về cách thức với hưởng thành quả lao động; trồng cây tương đồng về cách thức với công lao khó nhọc tạo ra thành quả.
Ẩn dụ phẩm chất: Là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Minh Huệ)
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác.
Ví dụ: Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào.
Ngọt ngào là sự cảm nhận của vị giác. Dùng "giọng nói ngọt ngào" là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - từ thính giác sang vị giác.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ
- Ẩn dụ và so sánh có những điểm giống nhau. Ẩn dụ chính là một sự so sánh ngầm. Trong đó, phương diện so sánh, từ so sánh và vế A (sự vật, sự việc được so sánh) ẩn đi, chỉ còn vế A (sự vật, sự việc được so sánh) được lộ ra.
- Ẩn dụ có sức biểu cảm cao, tạo tính hàm súc và tính hình tượng cho câu văn, câu thơ.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:
- Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
- Cách 2:
Bác Hồ như người cha
Đốt lửa cho anh nằm
- Cách 3:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Gợi ý:
Cách 1: Miêu tả trực tiếp, có tác dụng nhận thức lí tính.
Cách 2: Dùng phép so sánh, có tác dụng định dạng lại.
Cách 3: Ẩn dụ có tác dụng hình tượng hóa.
2. Tìm các ẩn dụ hình tượng trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
a)
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(Ca dao)
b)
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
(Tục ngữ)
c)
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Có một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Gợi ý:
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
+ Ăn quả: Thừa hưởng thành quả của tiền nhân.
- Kẻ trồng cây: Người đi trước, người làm ra thành quả.
=> Quả tương đồng với thành quả.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Mực: Đen, khó tẩy rửa => Tương đồng với hoàn cảnh xấu, người xấu.
- Rạng: Sáng sủa => Tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.
c. Mặt trời đi qua trên lăng
Ẩn dụ: Mặt trời => Chỉ phong cách đạo đức cách mạng của Bác Hồ.
3 + 4. (Các em tự làm).
BÀI TẬP NÂNG CAO
1. Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói trong tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(Từ ấy - Tố Hữu)
Câu hỏi: Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ. B. So sánh.
C. Ẩn dụ và so sánh. D. Không dùng biện pháp tu từ nào.
Gợi ý:
Đáp án: c.
2. Kiểu ẩn dụ nào đã được sử dụng trong câu sau: “Hắn đã nướng vào sòng bài cả trăm ngàn”.
A. Ẩn dụ hình thức B. Ẩn dụ cách thức
c. Ẩn dụ phẩm chất D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Gợi ý:
Đáp án: B.
3. Xác định kiểu ẩn dụ trong các câu sau:
a)
Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương
Mái nhì man mác nước sông Hương
(Quê mẹ - Tố Hữu)
b)
Ôi Việt Nam từ trong biển máu
Người vươn lên như một thiên thần
(Việt Nam- máu và hoa - Tố Hữu)
C)
Ngày ngày Mặt Trời đi qua bên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
d)
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
e)
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao)
Gợi ý:
Xác định kiểu ẩn dụ.
Câu:
a) Kiểu ấn dụ chuyển đổi cảm giác.
b) Kiểu ấn dụ hình thức.
c) Kiểu ẩn dụ phẩm chất.
d) Kiểu ẩn dụ phẩm chất.
e) Kiểu ẩn dụ phẩm chất.
4. Tìm một số câu tục ngữ hoặc ca dao có sử dụng phép ẩn dụ.
Gợi ý:
Tìm một số câu tục ngữ hoặc ca dao có sử dụng phép ẩn dụ.
Chẳng hạn, các em có thể tìm các câu như:
- Lươn ngắn lại chê chạch dài
Thờn bơn méo miệng, chê trai lệch mồm.
(Ca dao)
Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Khỉ mới trả lời: cả họ mày thơm.
(Ca dao)
Chì khoe chì nặng hơn đồng
Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng?
(Ca dao)
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây ?
(Ca dao)
Tre già măng mọc.
(Tục ngữ)
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
(Tục ngữ)
- Từ khóa:
- Lớp 6
- Ngữ Văn Lớp 6
- Môn Ngữ Văn
- Ẩn dụ
- Văn mẫu lớp 6
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6