CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tiếp theo)

* CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng:

- bản (tuyên ngôn) - bảng (tuyên ngôn);

- (tương lai) sáng lạng - (tương lai) xán lạn;

- bôn ba (hải ngoại) - buôn ba (hải ngoại);

- (bức tranh) thủy mặc - (bức tranh) thủy mạc;

- (nói năng) tùy tiện - (nói năng) tự tiện.

Gợi ý:

Dùng đúng: Bản tuyên ngôn, xán lạn, bôn ba, thủy mặc, tùy tiện.

2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a) khinh khỉnh, khinh bạc

... : tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.

b) khẩn thiết, khẩn trương.

...: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.

c) bâng khuâng, băn khoăn.

không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.

Gợi ý:

a) Khinh khỉnh

b) Khẩn trương

c) Bản khoăn

3. Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:

a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.

(Dẫn theo Nguyền Đức Dân)

b) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.

c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.

Gợi ý:

a) Thay cú đá = cú đấm, giữ nguyên từ tống.

b) Thực thà = thành khẩn

Bao biện = ngụy biện

c) Tinh tú = tinh hoa.

Các bài học liên quan
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
SỌ DỪA
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN Tự sự
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật