EM BÉ THÔNG MINH
Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải đố, vượt qua những thách đố oái oán... ), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong cuộc sống.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Em bé thông minh
- Phân tích truyện cổ dân gian Em bé thông minh
- Soạn bài Em bé thông minh trang 74 SGK Văn 6
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh.
- Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải đố, vượt qua những thách đố oái oán... ), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong cuộc sống.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ
- Em bé thông minh là một truyện cổ tích sinh hoạt. Truyện gần như không có yếu tố thần kì, được cấu tạo theo lối “xâu chuỗi” gồm nhiều mẩu chuyện - nhân vật chính trải qua một chuỗi thử thách (ở đây là những lần thách đó), từ đó bộc lộ sự thông minh, tài trí hơn người. Em bé thông minh thuộc loại truyện “Trạng”, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thúy của nhân dân ta trong đời sống hằng ngày.
- Em bé trong truyện đã trải qua bốn lần thử thách càng ngày càng khó với nhiều tình huống khác nhau. Lần thử thách thứ nhất, em bé đã thể hiện được khả năng phản ứng nhanh nhạy của mình để hạ được viên quan. Lần thử thách thứ hai, để nhà vua phải công nhận “thằng bé thông minh lỗi lạc”, em phải "tương kế tựu kế", lừa vua vào bẫy "gậy ông đập lưng ông". Lần thử thách thứ ba, em bé chứng tỏ sự thông minh nhanh trí của mình trước nhà vua cũng bằng miếng võ dân gian "tương kế tựu kế", “gậy ông đập lưng ông". Lần thử thách thứ tư, tài trí của em được khẳng định không chỉ ở phạm vi trong nước (thử thách với sứ thần ngoại quốc); thử thách lần này không chỉ khẳng định tài trí của em mà còn để giữ thể diện cho một dân tộc, thanh danh cho đất nước.
- Quan niệm "thông mình” mang tính thời đại, lịch sử. Ngày xưa, quan niệm sự thông mình phải có ý nghĩa thiết thực, góp phần giải quyết những vấn đề cụ thể của đời sống. Tài trí của em bé trong truyện là tài trí của nhân dân lao động, tiêu biểu cho trí khôn dân gian, trí khôn bắt nguồn từ kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày. Trí khôn dân gian ấy đã chiến thắng bộ óc thông thái của triều đình, chiến thắng cả sự thách đố oái oăm của sứ thần ngoại quốc. Tạo ra sự đối lập như vậy, truyện đã đề cao tài trí dân gian.
Ngày nay, quan niệm về thông minh đã toàn diện và sâu sắc hơn, thiếu niên thông mình phải là người kế thừa được tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc, biết sáng tạo khoa học nghệ thuật, nắm vững tri thức khoa học kĩ thuật, vận dụng tri thức vào thực tế đời sống,... Muốn thông minh tài giỏi hơn người phải khiêm tốn học hỏi, rèn luyện thường xuyên.
- Dưới hình thức dùng câu đố để thử tài, truyện hấp dẫn bởi trí thông minh của con người trong cuộc sống chứ không phải là những phép lạ của Bụt, Tiên, Thần...
- Chuyện Lương Thế Vinh ở phần Đọc thêm ca ngợi thần đồng Lương Thế Vinh - sau này là một nhà toán học lỗi lạc của Việt Nam. Ngay từ khi còn nhỏ, Lương Thế Vinh đã bộc lộ những tố chất thông minh, nhanh trí của mình.
mình, nhanh trí của mình.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này?
Gợi ý:
Hình thức dùng câu đố để thử tài các nhân vật được nhắc đến nhiều trong các giai thoại, truyện trạng... Trong truyện cổ tích, hình thức này cũng được sử dụng nhưng ở một mức nhất định. Tác dụng của hình thức này chủ yếu đề cao trí khôn, sự ứng xử thông minh của các nhân vật. Các nhân vật thường là những người lao động bình thường nhưng có trí tuệ tuyệt vời. Bên cạnh đó, nó cũng góp phần làm cho câu chuyện thêm gần gũi với người đọc.
2. Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?
Gợi ý:
Em bé đã đã trải qua 4 lần thử thách:
- Lần 1: Đố lại viên quan.
- Lần 2: Để nhà vua tự nói ra sự vô lí trong câu đố của nhà vua.
- Lần 3: Đố lại sứ giả của nhà vua.
- Lần 4: Dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố.
Sau mỗi lần mức độ khó càng tăng lên. Qua đó, tác giả dân gian muốn đưa nhân vật vào những tình huống khó hơn nhằm bộc lộ tài năng, trí tuệ của nhân vật.
3. Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
Gợi ý:
Em bé đã dùng chủ yếu là mẹo lừa dùng gậy ông đập lưng ông, ... Những cách ấy cho thấy sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc và thể hiện tài năng của em. Nó “quật ngã” đối thủ ngay lập tức. Qua đây, nó cũng in đậm chất hóm hỉnh, màu sắc dân gian đậm nét.
4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh?
Gợi ý:
Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm, ... ), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6