LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

Văn tự sự: chủ yếu là văn kể người và sự việc. Khi kể người thì phải kể tên, họ, lai lịch, ... Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy mang lại.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Văn tự sự: chủ yếu là văn kể người và sự việc. Khi kể người thì phải kể tên, họ, lai lịch, ... Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy mang lại.

2. Câu chủ đề: câu chủ đề là câu mang nội dung chính, các câu còn lại bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, Bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa còn có cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

(Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay.

(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Câu hỏi:

Mỗi đoạn văn trên kể về điều gì? Hãy gạch dưới câu chủ đề có ý quan trọng nhất của mỗi đoạn văn. Các câu văn triển khai chủ đề ấy theo thứ tự nào?

Gợi ý:

Đoạn 1: Sọ Dừa làm thuê trong nhà phú ông.

- Câu chủ chốt: Cậu chăn bò giỏi lắm.

+ Câu 1: Hành động bắt đầu.

+ Câu 2: Nhận xét chung về hành động.

+ Câu 3, 4: Hoạt động cụ thể.

+ Câu 4: Kết quả, ảnh hưởng của hoạt động.

- Đoạn 2: Thái độ của các con gái phú ông đối với Sọ Dừa.

+ Câu chủ chốt: Câu 2

+ Quan hệ: Hoạt động nối tiếp và ngày càng cụ thể.

- Đoạn 3: Tính nết cô Dần.

+ Câu chủ chốt : câu 2

+ Quan hệ: Câu 1 + Câu 2: quan hệ nối tiếp Câu 3 + Câu 4: Đối xứng

+ Câu 2, 3, 4: Quan hệ giải thích.

+ Câu 5, 4: Đối xứng.

2. Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng câu nào sai, vì sao?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa.

b) Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Gợi ý:

- Câu b: Đúng vì đúng mạch lạc

- Câu a: Sai, mạch lộn xộn.

3 + 4. (Các em tự làm).

Các bài học liên quan
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN Tự sự
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
NGHĨA CỦA TỪ
SƠN TINH, THỦY TINH
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật