TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa nhất định.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự trang 27 SGK Văn 6
- Luyện tập bài Tìm hiểu chung về văn tự sự trang 28 SGK Văn 6
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Khái niệm tự sự: là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa nhất định.
Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Ông già và thần chết
Một ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống rồi nói:
- Chà, giá thần chết đến mang ta đi có phải hơn không!
Thần Chết đến và bảo:
- Ta đây, lão cần gì nào?
Ông già sợ hãi bảo:
- Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.
(Lép Tôn-xtôi, Kiến và chim bồ câu)
Câu hỏi:
Hãy cho biết: Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?
Gợi ý:
- Chuỗi sự việc: ông lão kiếm xong củi và mang về => kiệt sức, mong có thần chết mang đi => thần Chết đến, ông già kinh hãi và nhờ nhấc hộ bó củi lên.
- Ý nghĩa: Thế hiện quan niệm yêu cuộc sống, coi trọng sự sống. Dù có kiệt sức thì sống vẫn hơn là chết.
2. Bài thơ sau đây có phải là tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng:
SA BẪY
Bé Mây rủ mèo con
Đánh bẫy bầy chuột nhắt
Mồi thơm: cá nướng ngon
Lửng lơ trong cạm sắt.
Lũ chuột tham hóa ngốc
Chẳng nhịn thèm được đâu!
Bé Mây cười tít mắt
Mèo gật đầu, rung râu.
Đêm ấy Mây nằm ngủ
Mơ đầy lồng chuột sa
Cùng mèo con đem xử
Chúng khóc ròng, xin tha!
Sáng mai vùng xuống bếp:
Bẫy sập tự bao giờ
Chuột không, cá cũng hết
Giữa lồng mèo nằm... mơ!
(Nguyễn Hoàng Sơn, Dắt mùa thu vào phố)
- Bài thơ là tự sự, vì bài thơ có một chuỗi sự kiện. Bé Mây và Mèo con rủ nhau bẫy chuột. Nhưng mèo con tham ăn nên đã mắc vào bẫy và ngủ luôn trong đó.
3. Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba
(Các em làm tương tự bài 1, 2)
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6