Tôi yêu em là bài thơ tình đặc sắc không chỉ Pu-skin, của thi ca Nga mà của cả nền thơ ca thế giới. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ để thấy được những giá trị đặc sắc của thi phẩm nổi tiếng này

Từ khi loài người biết yêu và biết làm thơ đã có thơ về tình yêu. Tình yêu là đề tài luôn luôn xưa cũ và cũng luôn luôn mới mẻ. Mỗi thi nhân khi đến với đề tài huyền diệu này đều có những phát hiện riêng

   Tôi yêu em là bài thơ tình đặc sắc không chỉ Pu-skin, của thi ca Nga mà của cả nền thơ ca thế giới. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ để thấy được những giá trị đặc sắc của thi phẩm nổi tiếng này

BÀI LÀM

   Từ khi loài người biết yêu và biết làm thơ đã có thơ về tình yêu. Tình yêu là đề tài luôn luôn xưa cũ và cũng luôn luôn mới mẻ. Mỗi thi nhân khi đến với đề tài huyền diệu này đều có những phát hiện riêng. Những bài thơ tình hay nhất không hẳn là những bài thơ có hình thức đẹp đẽ, ngôn từ bóng bẩy,... mà điều quan trọng-là tiếng nói chân thành nơi trái tim yêu đã làm rung động bao trái tim khác, khi họ đến với tình yêu tạo nên một sự cộng hưởng sâu xa trong tâm hồn nhân loại. Tôi yêu em của Pus-kin là một bài thơ như thế. Bằng một cách nói giản dị, chân thành, Pus-kin đã dạy cho con người biết yêu một cách cao thượng và nhân văn.

   Pu-skin là nhà thơ Nga thiên tài - người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học và nền văn học Nga phong phú, đậm đà tính dân tộc. Nhà thơ nổi tiếng Giu-côp-xki đã Qua Pu-skin là "người khổng lồ tương lai". Khát vọng tự do thấm đượm trong thơ Pus - kin. Ông là người ca sĩ của tự do. Pus-kịn còn  là ca sĩ của tuổi trẻ. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông.

   Tôi yên em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, của thi ca Nga và của cả nền thơ ca thế giới. Bài thơ được sắp xếp liền mạch 8 câu, không chia thành các khổ thơ. Toàn bài có hai câu thơ lớn, mỗi câu 4 dòng thơ. Như vậy, trên thực tế bài thơ như gồm hai phần, cả hai phần đều bắt đầu bằng cùng một cụm từ Tôi yên em. Thoạt nhìn tưởng như ý quân, trùng lặp, đọc kĩ mới thấy ý thơ ào ạt trào lên,

   Tôi yêu em đến nay chừng có thể 
   Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; 
   Nhưng không để em bận lòng thêm chút nữa, 
   Hay hồn em phải gợn sóng u hoài. 
  
   Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,, 
   Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, 
   Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, 
   Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.

   Con sóng sau dữ dội, mãnh liệt hơn con sóng trước. Hình thức tay lặp lại nhưng cảm xúc có sự khác biệt.

   Xét bề ngoài câu chữ, nhân vật trữ tình dường như thông báo việc rút lui chối bỏ say mê, dập tắt lửa tình (nhưng không để em bận lòng thêm nữa, hay hồn em phải gợn bóng u hoài). Đó là trật tự lôgíc trong cách giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình. Nhưng trật tự logic đó chỉ là bé ngoài, còn trong sâu thầm tâm linh, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình cuồn cuộn chảy, bất chấp logic. Không nén được cảm xúc đó cứ bật lên như một điệp khúc: Tôi yêu em.

   Hãy bàn rộng một chút về cách dùng đại từ nhân xưng trong bài thơ, Cách dùng đại từ nhân xưng trong câu chuyện tình yêu là cả một vấn đề. 

   Người dịch đứng trước nhiều lựa chọn: Tôi yêu chị/ Tôi yêu cô/ Tôi yêu em/ Anh yêu em,.. Kiểu xưng hô trước có phần trang trọng, khách khí. Kiểu xưng hô sau lại quá thn thiết. Người dịch chọn kiểu xưng hô tôi yêu em là thỏa đáng vì nó nói lên đúng quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa đằm thẳm, vừa dang dở giữa nhân vật trữ tình.

  Tôi yêu em là cách nói không mới nếu không muốn nói là đã trở nên rất quen thuộc và xưa cũ. Trong lịch sử ngôn ngữ học, từ khi loài người biết yêu đã có cụm từ này. Tuy nhiên, với mỗi người khi bước vào tình yêu nó luôn luôn mới, đặc biệt mới ở cách thể hiện. Con người luôn chờ mong ở lời thổ lộ ấy những khao khát, đam mê, hồi hộp, những ngọt ngào, tha thiết,...

   Trong bài thơ, Tôi yêu em lặp lại nhiều lần như một điệp khúc. Đó vừa là một cách khẳng định không chút hồ nghi, băn khoăn, do dự, vừa là một sự thú nhận với tất cả sự chân thành thốt lên tự đáy lòng. Đó là khát vọng cháy bỏng của một trái tim yêu muốn được đáp lại. Đó còn là một lí luận của tình yêu: Tôi có quyền yêu em cho dù em có yêu tôi hay không. Tình yêu là thế. Lí luận của con tim nhiều khi bất chấp lí luận của khối óc.

   Trong lời mở đầu, nhân vật trữ tình thú nhận :

   Tôi yêu em đến nay chừng có thể.

   Ngọn lửa tình chưa dễ đã tàn phai;

   Nhưng không thể để em bận lòng thêm nữa
 
   Hay hồn em phải đượm bóng u hoài

   Tôi yêu em âm thầm không hy vọng

   Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

   Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

   Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.

   "Ngọn lửa tình" có lúc bùng lên mãnh liệt, có lúc đằm lặng âm ỉ nhưng đó là cái âm ỉ của một, ngọn núi lửa lúc nào cũng có thể phun trào. Tình yêu âm thầm, đơn phương, có lúc chông chênh "không hi vọng" hỡi nhân vật trữ tình nhiều khi có cảm giác "tôi tìm em, em tìm ai?". Yêu một người là hạnh phúc vì yêu Vì khổ đau vì cảm giác tình yêu không được đền đáp. Nhân vật trữ tình có lúc rụt rè như một chàng trai mới lớn không dám đến gần để rồi ghen với cà những ánh mắt qua đường. Pus-kin trong thơ tình của mình đã nói rất nhiều về lòng ghen:

   Trên đời này không có tra tấn nào

   Đau đớn hơn những giày vò khắc nhiệt của ghen tuông

   Tuy "hậm hực lòng ghen" nhưng nhân vật trữ tình là người dịu dàng, tao nhã, văn hóa tình yêu thể hiện khá rõ. Nét nổi bật nhất trong nhân cách yêu là "chân thành, đằm thắm", đằm thắm, chân thành ngay cả khi "không hi vọng". Đó là một mối tình tự nguyện, một tình cảm trọn vẹn giành cho người mình yêu.

   Tóm lại, tình cảm của nhân vật trữ tình đắy đủ mọi sắc thái, mọi cung bậc, vừa rất con người với những đam mê, những hờn ghen,... vừa mang tính lí tưởng bởi yêu hết mình và hiến dâng trọn vẹn.

   Điều bất ngờ ở câu thơ kết là nhân vật trữ tình mặc dù "yêu chân thành, đằm thắm vẫn cầu mong cho người mình yêu có được người yêu "như tôi đã yêu em". Theo lôgíc thông thường, người ta sẽ cầu mong cho người mình yêu cũng yêu mình.

   Tình yêu cao thượng đã khiến nhân vật trữ tình vượt lên trên cái lôgíc thông thường đó, mang đến cho câu thơ nhiều hàm chứa ý vị.

   Yêu và trân trọng người mình yêu bởi nếu em không yêu tôi thì em đâu có lỗi. Cá chăng là vì thần tình yêu đùa ác đã bắn mũi tên tình ái vào trái tim tôi mà không qua trái tim em.

   Câu thơ như một lời nhắn nhủ: Em hãy yêu người yêu em chân thành, đằm thắm nhất, mãnh liệt nhất, "như tôi đã yêu em".

   Dường như ẩn chứa trong đó còn có chút gì như là ý vị mỉa mai: "Nếu không có sự can thiệp của siêu nhiên thì vị tất nữ nhân vật còn gặp được một tình yêu khác giống như thế (R. Iacốpxơn). Điều đó có nghĩa là: Không một ai yêu em như tôi đã yêu em!

   Câu thơ còn biểu hiện một niềm hi vọng, một khát vọng thánh thiện giàu tính nhân văn: Tình yêu chân thành lẽ nào không được đền đáp. Em cứ đi tìm. Tôi vẫn chờ đợi. Có thể em chưa nhận ra tôi chính là tình yêu thượng đế mạng đến cho em nhưng rồi một ngày nào đó em sẽ nhận ra. Ca dao Việt Nam. Đó chính là sự gặp gỡ của nhũng trái tim nhân văn cao cả.

   Nhân vật trữ tĩnh đã vượt lên thói ích kí tầm thường. Câu thơ đưa tình yêu lên ngôi, làm sáng chói nhân cách của nhân vật trữ tình: yêu tha thiết, mãnh liệt và trong sáng vô cùng, cao thượng vô cùng.

   Tôi yêu em phảng phất nỗi buồn của mối tình đơn phương nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Bài thơ dạy cho người ta biết yêu một cách cao đẹp.

Lời giãi bày tình yêu cua Puskin được thể hiện bằng hình thức giản dị mà tinh tế. Chất thơ của bài thơ chính là sự thành thực của người làm thơ "lòng nhân ái làm xúc động lòng người ở vẻ diễm lệ nghệ thuật của nó" (Bi-ê-lin-xki). "Đối tượng tự nó hấp dẫn đến mức chả cần gì đến sự tô vẽ điểm nào cả" (Pus-kin).

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) về Bài thơ số 28 của tác giả Ra-bin-dra-nát Ta-go
Đọc hiểu Bài thơ số 28

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật