Giải câu 65 trang 94 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
Có 3 hòm, mỗi hòm chứa 5 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 5. Rút ngẫu nhiên từ mỗi hòm một tấm thẻ. Tính xác suất để:
- Bài học cùng chủ đề:
- Câu 66 trang 94 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
- Câu 67 trang 94 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
- Câu 68 trang 95 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài 65. Có 3 hòm, mỗi hòm chứa 5 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 5. Rút ngẫu nhiên từ mỗi hòm một tấm thẻ. Tính xác suất để :
a. Tổng các số ghi trên ba tấm thẻ rút ra không nhỏ hơn 4
b. Tổng các số ghi trên ba tấm thẻ rút ra bằng 6.
Giải
Không gian mẫu \(Ω = \{x; y; z\} | 1≤ x ≤ 5, 1 ≤ y ≤ 5, 1 ≤ z ≤ 5\text{ và } x, y, z \in\mathbb N^*\}\), trong đó x, y và z theo thứ tự là số ghi trên thẻ rút ở hòm thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Ta có: \(n_Ω = 5.5.5 = 125\).
a. Gọi A là biến cố đang xét. Khi đó \(\overline A \) là biến cố “Tổng số ghi trên ba tấm thẻ được chọn nhiều nhất là 3”. Khi đó \({\Omega _{\overline A }} =\{\left( {1,1,1} \right)\}\,\text{ nên }\,n_{{\Omega _{\overline A }}} = 1\)
Vậy \(P\left( A \right) = 1 - P\left( {\overline A } \right) = 1 - {1 \over {125}} = 0,992\)
b. Gọi B là biến cố đang xét. Khi đó :
\({\Omega _B} = \left\{ {\left( {x,y,z} \right)x + y + z = 6,1 \le x \le 5,1 \le y \le 5,1 \le z \le 5\,va\,x,y,z \in N*} \right\}\)
Ta có: \(6 = 1 + 2 + 3 = 1 + 1 + 4 = 2 + 2 + 2\)
Tập \(\{1, 2, 3\}\) cho ta sáu phần tử của ΩB, tập \(\{1,1,4\}\) cho ta ba phần tử của ΩB, tập \(\{2, 2, 2\}\) chỉ cho ta duy nhất một phần tử ΩB
Vậy \(n_{\Omega _{B }}= 6 + 3 + 1 = 10\)
Do đó : \(P\left( B \right) = {{10} \over {125}} = 0,08\)
- Chương i. hàm số lượng giác và phương trình lượng giác
- Chương ii. tổ hợp và xác suất
- Chương iii. dãy số. cấp số cộng và cấp số nhân
- Chương iv. giới hạn
- Chương v. đạo hàm
- Ôn tập cuối năm đại số và giải tích
- Chương i. phép dời hình và đồng dạng trong mặt phẳng
- Chương ii: đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. quan hệ song song
- Chương iii: vectơ trong không gian. quan hệ vuông góc
- Ôn tập cuối năm hình học