Em hãy tự chọn và phân tích một số đoạn thơ cổ đã học, đọc thêm trong chương trình Văn lớp 9 để tìm hiểu mục đích miêu tả thiên nhiên của các nhà thơ xưa
Thiên nhiên là chiếc nôi khổng lồ chứa đựng bao điều bí ẩn. Vẻ đẹp của thiên nhiên không bút nào tả xiết, từ xưa đến nay, vẻ đẹp đó luôn thay đổi theo nhịp thời gian
- Bài học cùng chủ đề:
- Có ý kiến cho rằng: “Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc”. Dựa vào những tác phẩm văn học cổ mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Văn lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
- Một trong những đặc điểm nghệ thuật của văn học cổ nước ta là nghiêng về tả theo cách thức có sản gọi là ước lệ hơn là tả thực những chi tiết có thực trong đời sống.
- Phân tích hình ảnh và biện pháp so sánh trong đoạn thơ sau: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ... Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Thiên nhiên là chiếc nôi khổng lồ chứa đựng bao điều bí ẩn. Vẻ đẹp của thiên nhiên không bút nào tả xiết, từ xưa đến nay, vẻ đẹp đó luôn thay đổi theo nhịp thời gian. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng cho biết bao thi sĩ, nghệ nhân. Từ những nông dân bình dị cho đến người trị vì đất nước, tất cả đều bị thiên nhiên cuốn hút và họ trở nên hòa nhập, đồng cảm với thiên nhiên, khám phá ra vẻ tuyệt mĩ của nó. Đã có biết bao bài thơ, khúc ca ra đời từ giây phút đón nhận, cảm nhận được vẻ đẹp ấy của những khoảnh khắc thời gian Bến đò xuân đầu trại của Nguyễn Trãi, Có bệnh bảo mọi người của Mãn Giác, Cảnh mùa xuân của hoàng đế Nhân Tông. Đó cũng chính là lúc con người mở rộng tâm hồn mình đón nhận thiên nhiên tươi đẹp,
Cảnh thiên nhiên trong thơ ca cổ điển được miêu tả rất sống động, có hình ảnh và chữ tình. Tuy chỉ là vài nét chấm phá cũng đã tạo nên những đường nét uyển chuyển gợi cảm, làm cho tâm hồn người đọc cũng rung cảm trước vẻ đẹp của cảnh bằng những nhận xét tinh tế, sâu sắc và chân thực của các thi sĩ. Trong đó đặc biệt là những tác phẩm của Nguyễn Trãi.
Đọc bài thơ sau ta sẽ cảm nhận được tâm hồn nhà thơ hơn:
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Đường đồng quạnh quẽ thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.
(Bến đò xuân đầu trại- Nguyễn Trãi)
Thiên nhiên ở đây được miêu tả là mùa xuân của quê hương Nguyễn Trãi, Mùa xuân rất đẹp: Cỏ xanh tươi non mơn mởn trông xa như làn khói lam phủ nhẹ trên bến đò. Điểm vào khung cảnh huyền ảo đó là những hạt mưa xuân bay lất phất như lơ lửng, lửng lơ ngang trời. Đọc câu thơ ta có cảm giác cảnh đẹp nhưng hoang vắng, quạnh quẽ làm sao! Xen giữa khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân, tại sao Nguyễn Trải lại tả cảnh quạnh quẽ, trống vắng của con đường đồng nhỏ? Tại sao ông không tả cảnh tấp nập của những người dân trên đường về làng sau buổi chợ? Sao ông chỉ miêu tả có con đò nằm trên bãi cỏ trong khi bao cảnh đẹp khác ông bỏ qua? Đây chính là chỗ bộc lộ tâm tình của Nguyễn Trãi, một bậc trung quân hết lòng vì dân vì nước, nhưng chán ghét thói đời nhiễu nhương, ông lui về ẩn tại quê hương, sống những năm tháng cuối đời trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. cô đơn và lẻ loi giữa thời đại ông đang sống, không người tri kỷ, ông làm bạn với thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên, cảm thụ vẻ tươi sáng của thiên nhiên để làm nên những tác phẩm xuất chúng, trữ tình, bất hủ. Nhà thơ muốn qua đó để gửi gắm tâm sự cô độc, lẻ loi, nỗi cô đơn trong tâm hồn mình để người đời hiểu rõ ông hơn, có cách nhìn khác đối với ông. Chính tâm sự này đã giúp chúng ta, những thế hệ sau này càng thêm kính trọng ông hơn, chia sẻ với ông nỗi cô đơn, lạnh lẽo làm con người suy sụp dần. Đây chính là nét đặc trưng của văn thơ Nguyễn Trãi là phong cách “tả cảnh ngụ tình” thường gặp ở văn thơ cổ điển thời phong kiến.
Trong những tác giả, những thi sĩ đã có nhiều cống hiến văn hóa cho dân tộc, có cả những nhà sư, những thiền sư. Thơ văn của họ mang đậm màu sắc triết lý của Phật giáo, bày tỏ mềm lạc quan, yêu đời của mình.
Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân tới trăm đóa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
(Có bệnh bảo mọi người - Thiền sư Mãn Giác)
Bài thơ tả cảnh thiên nhiên của mùa xuân, Mùa xuân ở đây tràn đầy sức sống phong phú, sinh động và vui tươi. Đây là niềm lạc quan của tác giả khi nói về mùa xuân. Mãn Giác lúc này đang bị bệnh. Ông nhìn mùa xuân tươi đẹp có chút bi quan. Ông cho rằng việc hoa nở, hoa tàn là điều bình thường cũng như cái chết, sự ra đời của con người. Xuân đi qua rồi xuân sẽ tới. Hoa tàn rồi hoa lại nở. Con người qua đời rồi sẽ có hậu thế sau nối tiếp mình. Đó là vòng tuần hoàn của trái đất, quy luật của tự nhiên. Điều đó chứng tỏ Mãn Giác rất tự tin ở bản thân, vẫn lạc quan dù ông sắp qua đời.
Hai câu cuối bộc lộ rõ nhất tâm sự của ông:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Tiền đình tạc dạ nhất chi mai.
Mùa xuân khi đã gần tàn, như con người ta khi gần kề cái chết thì vẫn khát khao được sống. Hai câu thơ làm nhú lên một sức sống mãnh liệt, một mầm mống nhỏ nhoi nhưng bền vững. Đó chính là tinh thần lạc quan của Mãn Giác trước cảnh sắc của mùa xuân cuối đời.
Con người đứng trước thiên nhiên bao giờ cũng nhận thấy nhỏ bé, lẻ loi. Họ hòa mình vào với thiên nhiên với ý hướng thoát tục, mong muốn, khao khát khám phá những bí ẩn của thiên nhiên trước vẻ đẹp làm ngây ngất lòng người của nó.
Chim hót véo von, liễu nở đầy
Thềm hoa chiều ảnh bóng mây bay
Khách vào chẳng hỏi chuyện nhận sự
Chỉ tựa bao lan đứng ngắm trời.
(Cảnh mùa xuân - Trần Nhân Tông)
Cảnh mùa xuân hiện ra trước mắt ta phong phú, mênh mông, giàu hình ảnh và âm thanh: “Chim hót véo von, liễu nở đầy”. Trước cái bao la vô tận của mùa xuân ấy, ta thấy lòng mở rộng, tâm hồn bay bổng, muốn vượt lên cao để có thể nhìn ngắm khung cảnh ấy cho rõ hơn. Nhìn xuống dưới “Thềm hoa rợp bóng mây bay” đẹp như cảnh thần tiên, huyền ảo, thơ mộng trong ánh hoàng hôn nhẹ nhàng. Khung cảnh thơ mộng, tuyệt mỹ thế làm cho con người cảm thấy muốn thoát tục để bay bổng ngắm cảnh con người đắm say trước cảnh mà quên hết mọi sự, hòa quyện vào thiên nhiên, đắm say đến nỗi có người khách vào mà không hay, không biết, chỉ mãi ngắm cái bao la vô tận của cảnh mùa xuân. Khác với phong cách miêu tả gợi cảm giác lẻ loi, đơn độc, thâm thúy như của Nguyễn Trãi, cũng không giống nét đặc trưng, lạc quan yêu đời, uyên thâm của Mãn Giác, hoàng đế Trần Nhân Tông miêu tả cảnh thiên nhiên với đủ mọi cảm xúc, cảm nhận được bằng trực quan trước cảnh, lời thơ nhẹ nhàng, trang nhã, diễn tả ý khát khao được thoát tục. Chỉ có con người thật sự vô tư, không mang nặng nỗi buồn, lo như Trần Nhân Tông mới có thể viết lên những dòng thơ đầy cảm xúc mãnh liệt như thế.
Văn thơ cổ điển còn có tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây là một áng văn bất hủ, một tuyệt tác chữ Nôm của nhà thơ Nguyễn Du. Ông khai thác những nội dung tuyệt vời nói về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa: long đong và nhiều oan khổ lưu ly.
Trong tác phẩm, để diễn tả những biểu hiện đẹp đẽ trong sáng, cao quý, ông thường xen vào những đoạn tả cảnh như về mối tình đầu trong sáng giữa Kiều và Kim Trọng, ông đã viết:
Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đã lên ngựa, người còn ghé theo
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cẩu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Buổi xế chiều dưới bàn tay tài hoa của Nguyễn Du bằng những nét chấm phá chọn lọc đã làm nổi bật lên sự đẹp đẽ, cao quý của mối tình đầu ngây thơ và vụng dại của đôi nam nữ mới bước vào tuổi yêu. Nó mang màu sắc hơi đượm buồn, nhưng cũng đủ làm chúng ta thấy được sự trong sáng như “nước dưới chân cầu”, giữa khung cảnh thướt tha của hàng liễu rủ, mới thấy được sự tài hoa của người thi sĩ khi nói về tình yêu trong thơ ca của mình. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện quý giá trong cách tả cảnh ngụ tình khi miêu tả thiên
nhiên của các nhà thơ xưa.
Thơ văn cổ điển là những tác phẩm sáng giá của nền văn học nước ta. Người xưa đã rất sâu sắc, tinh tế chọn lọc kĩ càng từng hình ảnh miêu tả. Chính điều đó cũng làm bài thơ, đoạn văn của họ có giá trị cao, nhưng bên cạnh đó, phong thái thể hiện ý chính cần nêu, tâm sự cần gửi gắm vào tác phẩm cũng được họ vận dụng trong tác phẩm với phong cách riêng của mình. Điều chúng ta cần tìm hiểu và nhận xét là ở chỗ đó. Cái thâm thúy, thầm kín của tác giả không trình bày lộ liễu mà chúng ta cần phải tìm tòi. Khám phá để hiểu rõ, đánh giá đúng giá trị tác phẩm. Chúng ta hiểu được những chỗ sâu kín đó là chúng ta đã đọc được tâm hồn của nhà thơ. Có tác giả trình bày được lòng của mình qua phong cách miêu tả giàu cảm xúc, gợi lên cho chúng ta những suy nghĩ mênh mông. Có nhà thơ lại miêu tả tâm trạng của mình bằng những câu thơ giàu hình ảnh đẹp đẽ, đọc lên cũng thấy tươi vui, chia sẻ niềm vui ấy với nhà thơ. Có tác giả lại miêu tả thiên nhiên tươi đẹp xung quanh, với dụng ý làm nền cho ý cần nêu với những tính chất trong sáng, mang tính tương đương với phần chính"cần làm nổi bật. Đó chính là những phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ khi “tả cảnh ngụ tình” trong văn học xưa.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9