Đề: Cảm nghĩ của em về bài Cảnh khuya của Bác Hồ
Trong bài Cảnh khuya sáng tác giữa năm tháng gian nan, ta thấy Bác vẫn thưởng thức cảnh núi rừng đêm khuya rất thú vị.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ đã gợi cho em cảm nghĩ gì sâu sắc về Bác Hồ kính yêu, về thơ văn của Người?
- Đề: Cảm nhận của em về nỗi khổ và tình cảm cao quý của nhà thơ Đỗ Phủ qua bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
- Đề: Tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt đã được nâng cánh bằng cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch: Đầu giường... cố hương. Hãy phân tích và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ trên.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Năm 1947 nước ta đang trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Lực lượng ta còn non trẻ, địch cậy vũ khí hiện đại, quân binh thiện chiến, tấn công ta. Ta còn nặng về thế phòng ngự. Việt Bắc - nơi cơ quan đầu não của ta trú đóng - còn đang bị vây ép bốn bề. Ta dựa vào núi rừng để ẩn náu và chống cự, chia nhau từng mẩu sắn nướng, mảnh chán sui.
Vậy mà trong bài Cảnh khuya sáng tác giữa năm tháng gian nan đó, ta thấy Bác vẫn thưởng thức cảnh núi rừng đêm khuya rất thú vị. Tiếng suối lắng qua tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác mới trong trẻo, hấp dẫn làm sao - như một “tiếng hát xa” vẳng lại! Không chỉ có âm thanh, mà ánh trăng đêm ở đây cũng vô cùng hấp dẫn : trăng lồng bóng cây lá, bóng lá lồng hoa. Một đêm trăng thật lộng lẫy. Cái kì diệu ở đây là tâm hồn Bác. Khói lửa chiến tranh, thế hung bạo quân thù, bao nhiêu việc quân việc nước chồng chất không hề làm khô cứng nổi tấm lòng của Bác. Bác vẫn lắng nghe tinh tế một “tiếng suối” xa. Bác vẫn ngắm trăng lồng bóng. Bác thích những “cảnh khuya như vẽ” ấy. Tất cả những điều đó chứng tỏ Bác là người rất yêu thiên nhiên, rất yêu cái đẹp, cổ tâm hồn hết sức nhạy cảm.
Tuy nhiên, Bác không thể chỉ rảnh rang để hưởng cái đẹp. Bác còn là người đứng mũi chịu sào cuộc kháng chiến. Cho nên Bác chưa ngủ được vì cảnh khuya đẹp, vì tiếng suối, bóng trăng, vừa vì “nỗi nước nhà” đang phải lo tính. Bác vừa có cảm hứng của một nhà thơ, lại vừa lo nghĩ với trách nhiệm một vị lãnh tụ.
Hình dung lại Bác trong đêm trăng rừng ấy, em càng kính yêu Bác. Sao mà Bác lúc nào cũng canh cánh những lo nghĩ về dân về nước, “chỉ biết quên mình cho hết thảy” như vậy. Tuy nhiên Bác chỉ lo nghĩ chứ không hề lo sợ, Bác rất bình tĩnh vững vàng. Mặt khác, Bác không vì công việc bề bộn, nặng nề, mà đến nỗi bị động, đâm ra vất vả căng thẳng. Bác vẫn thoải mái ngắm trăng lồng, bình tâm nghe suối hát.
Giá mà em biết vẽ như một chú họa sĩ nhỉ! Em sẽ vẽ một bức tranh về Bác: Trong một đêm trăng tỏa ánh sáng lộng lẫy xuống cây hoa, Bác đứng bên bờ suối, tay cầm một cuộn công văn, mắt ngước nhìn trăng, dáng đầu nghiêng nghiêng đang lắng nghe tiếng suối.... Có lẽ em sẽ mượn ngay câu thơ của Bác để đề dưới bức tranh này: “cảnh khuya như vẽ, Người chưa ngủ”. Em chỉ sẽ đổi chữ “người” viết thường trong nguyên văn thành chữ “Người” viết hoa để chỉ Bác.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7