Đề: Phân tích tình và cảnh trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

“Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” cũng là một bài thơ nói đến thiên nhiên, nhưng là thâm nhập vào thiên nhiên theo quan niệm “Trời với người là một”, nên không phải để ca ngợi thiên nhiên.

BÀI LÀM

“Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” cũng là một bài thơ nói đến thiên nhiên, nhưng là thâm nhập vào thiên nhiên theo quan niệm “Trời với người là một”, nên không phải để ca ngợi thiên nhiên.

Đây là một đêm đẹp trời, thanh vắng, trên trời và dưới đất đầy ánh trăng. Trăng vốn là một nhân tố tạo nên xúc cảm thơ (trăng, hoa, tuyết...). Ta đã được đọc nhiều bài thơ có trăng của Bác Hồ (Cảnh khuya,, Rằm tháng giêng).

Đối với nhà thơ Lý Bạch, thuở niên thiếu ông thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng và khi thành nhà thơ ông đã có nhiều bài nói đến trăng.

Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh gồm có bốn câu, trong đó tình và cảnh được thể hiện:

Ở hai câu đầu nhà thơ viết:

Đầu giường ánh trăng rọi
  Ngỡ mặt đất phủ sương...

Ta hãy đọc thật chậm rãi và suy nghĩ thì thấy rõ ràng hai câu thơ này không chỉ để tả trăng. Đó là một đêm thanh tĩnh (theo đầu đề bài thơ), nhà thơ không ngủ được, ánh trăng rọi đầu giường, phủ tràn mặt đất, khiến nhà thơ không ngủ được, ánh trăng rọi vào đầu giường, phủ tràn mặt đất, khiến nhà thơ tưởng tượng là sương sa. Như vậy trong lòng nhà thơ phải chất chứa bao nhiêu nỗi niềm mới có cảm xúc ấy (ngỡ ánh trăng là sương).

Phải chăng “trăng là sương” là sự biến hóa của tạo vật mà nhà thơ cảm thấy qua cuộc đời đầy trải nghiệm gian truân của mình.

Như vậy hai câu thơ đầu không phải là chỉ tả cảnh. Hai câu tiếp theo là:

      “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương...

Câu thơ thứ ba cho thấy Lý Bạch không thờ ơ với trăng, nhưng trong lòng đang trĩu nặng ưu tư, nên khi ông “ngẩng đầu” “nhìn” trăng (không phải là ngắm) thì ánh trăng đêm nay có sức lay động đến cõi thâm sâu của nhà thơ. Tức là vầng trăng đêm nay gợi lại hình ảnh vầng trăng trên núi Nga Mi ở quê hương thuở nào, nên vừa ngẩng đầu lên liền cúi ngay xuống.

Hai tư thế “ngẩng đầu” và “cúi xuống” đối ngược nhau nhưng hai tâm trạng “nhìn trăng sáng” và “nhớ cố hương” chi có một trong thi nhân. Qua đó ta thấy cảnh và tình đã song song suốt bốn câu thơ, qua hai lần nói đến trăng: Trăng gợi cảm (ở hai câu đầu), trăng làm người chạnh nhớ quê hương (hai câu sau).

Đọc hai câu thơ lên ta thấy ngay chúng có mối quan hệ “đối cảnh sinh tình” (nhìn cảnh mà xuất hiện tình cảm) tương tự như thể hứng ở ca dao:

Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu...

Diễn tả cảnh một cách rất dân dã, mộc mạc, nhưng không kém phần sâu lắng, thiết tha.

Nỗi nhớ quê hương chợt ùa về khi vầng trăng gợi lại kỉ niệm xa xưa. Vầng trăng đẹp không thể làm nhạt nhòa tình cảm nhớ quê hương. “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng” là ngoại cảnh để nhà thơ trở về quá khứ, một thời trai trẻ với bao mơ ước kỳ vọng sống lại trong tâm tưởng nhà thơ. Những kỉ niệm ngọt bùi cay đắng của đời người lần lượt trở về khi nhà thơ nhìn vầng trăng sáng. Hai chữ “cúi đầu” nói lên biết bao ý nghĩa!

Qua hai bài thơ Xa ngắm thác núi Lư và Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, ta thấy Lý bạch có tâm hồn tha thiết với cảnh đẹp thiên nhiên. Dù là cảnh núi non, thác nước hùng vĩ, hay là cảnh đêm trăng thường tình, nhưng do có lòng mê say và đầy suy tư, nhà thơ dễ dàng nhận ra vẻ đẹp độc đáo, hoặc từ cảnh thiên nhiên mà gợi nhớ da diết đến quê hương thân yêu. Hai bài thơ cho ta hai cảm nhận về thiên tài Lý Bạch. Tất cả đều chan chứa tình yêu quê hương, đất nước.

Các bài học liên quan

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 7 mới cập nhật