Đề: Nghệ thuật miêu tả cảnh trí thiên nhiên qua bài Xa ngắm thác núi Lư của nhà thơ Lí Bạch
Tên bài thơ cho ta biết đối tượng miêu tả là “thác núi Lư” và gợi cho ta biết điểm đứng nhìn của nhà thơ ở xa và thấp so với thác núi.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Lập dàn bài chi tiết cho đề văn: Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến cho thấy rõ một tình bạn thắm thiết, cao đẹp của nhà thơ.
- Đề: Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó thể hiện như thế nào? (mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?)
- Đề: Hãy tìm ý và dàn ý phân tích bài thơ "Qua Đèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Tên bài thơ cho ta biết đối tượng miêu tả là “thác núi Lư” và gợi cho ta biết điểm đứng nhìn của nhà thơ ở xa và thấp so với thác núi. Vì vậy mới nhìn bao quát được toàn cảnh hiện ra vừa thực vừa ảo. Cảnh kì vĩ của thác núi Lư đã được tâm hồn bay bổng của một “thi tiên” nâng lên, càng làm cho cảnh trí đẹp đẽ bội phần.
Câu đầu nhà thơ miêu tả tổng quát hình ảnh núi Hương Lô: “Nắng rọi Hương Lô khói tía bay” (mặt trời chiếu xuống núi Hương Lô, sinh ra làn khói tía). Núi vừa gợi lên hình ảnh của nó như chiếc bình hương khổng lồ, đang tỏa ra làn khói hương nghi ngút (vận động). Do vậy tất cả trời, núi, mây hòa chung trong một câu thơ.
Ba câu thơ còn lại tập trung vào việc miêu tả dòng thác bạc. Từ trên cao ba nghìn thước, nước đổ xuống biển thành những giọt li ti được ánh sáng rọi qua trở thành một sắc tía kì ảo. Vì vậy khiến nhà thơ có cảm giác ảo “Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”. Một sự so sánh táo bạo đầy kì thú, tạo nên ấn tượng, làm người đọc cảm nhận được sự kì vĩ của thiên nhiên.
Như vậy mối quan hệ giữa câu một và ba câu sau là tạo cho bài thơ thành bức tranh đẹp treo lơ lửng trên trời. Câu một gợi hình, gợi cảnh để các câu sau miêu tả, tạo nên sự hấp dẫn kì thú.
Nhìn dòng thác núi Lư vắt ngang trời, tác giả dùng biện pháp khoa trương để miêu tả “Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây” rơi xuống nối liền mây với núi, trời với đất, đó là cảm giác hư ảo. Nhưng trước khi dùng biện pháp khoa trương mạnh bạo, nhà thơ đã tả rõ vị trí thác núi Lư ở độ cao ba nghìn thước, nước đổ xuống như bay (tốc độ) bằng lối miêu tả kết hợp so sánh khiến hình ảnh núi Lư hiện lên vẫn chân thực.
Và tác giả đã khéo léo sử dụng các động từ ở bài thơ:
Nguyên văn câu một:
“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên”
(Mặt trời chiếu Hương Lô, sinh làn khói tía)
Hai động từ “chiếu” và “sinh” (rọi và bay) tả dáng núi hết sức chuẩn xác, tinh luyện. Mặt trời chiếu - (nhật chiếu) lên đỉnh núi, sườn núi nung nóng đất đá bốc lên làn khói tía (sinh tử yên) trông giống như một lò hương khói nghi ngút, đó là hệ quả của “nhật chiếu” (mặt trời chiếu). Đây là sự liên tưởng thật đẹp.
Ba câu thơ còn lại với các động từ “quải, phi, lưu lạc” (treo, chảy, bay, rơi) cũng được nhà thơ sử dụng một cách chính xác.
“Xa nghìn dòng thác treo...
Thác chảy như bay...
Sông Ngân rơi tự chín tầng mây...”
Tất cả các động từ hợp lại miêu tả thật sinh động từ vị trí đến tốc độ nước chảy kì lạ của thác núi Lư, tạo nên một hình tượng lộng lẫy, kì thú.
Bài thơ dù chỉ có bốn câu (tứ duyệt) mà ôm gọn một không gian cao rộng, cao tận chín tầng mây, rộng đến cả dãy Lư Sơn. Vì vậy cảnh thác núi Lư vừa tráng lệ, huy hoàng, vừa hùng vĩ.
Tâm hồn và tính cách của nhà thơ biểu hiện một chất lãng mạn trí tuệ, tính cách phóng khoáng, một trí tưởng tượng phong phú lạ thường, một tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7