Đề: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau : "Không thầy đố mày làm nên", nhưng lại có lúc khẳng định : "Học thầy không tày học bạn"..... Hãy chứng minh
Về cơ bản, hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn nhau. Cả hai câu đều nêu lên vai trò to lớn của người thầy giáo, cùng công nhận tác dụng của người thầy đối với việc dạy dỗ, giáo dục học sinh.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Giải thích những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Đề: Dựa vào bức tranh “Đám cưới chuột” (hoặc một tranh phê bình trên báo chí) em hãy lập biên bản vụ việc đó.
- Để: Em sẽ viết như thế nào để thể hiện nhận thức đúng đắn của mình đối với vai trò công lao của thầy giáo, cô giáo và nói lên lòng biết ơn của mình đối với thầy cô?
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Đề: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau : "Không thầy đố mày làm nên", nhưng lại có lúc khẳng định : "Học thầy không tày học bạn".
Hai câu tục ngữ đó có chỗ nào mâu thuẫn nhau? Ở mỗi câu tục ngữ, có điểm nào còn hạn chế? Theo em nên biểu hiện việc học thầy và học bạn như thế nào là đúng?
Hãy chứng minh.
BÀI LÀM 1
Từ xa xưa, nhân dân đã rất coi trọng vai trò của thầy trong công tác giáo dục. Câu ca dao :
"Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy"
đã trở thành câu hát quen thuộc của người bình dân ru cho giấc ngủ con thơ. Thầy giáo có vai trò to lớn như thế nên được cả xã hội yêu mến. Tuy nhiên, đánh giá vai trò của người thầy giáo, có những ý kiến khác nhau.
Nhân dân ta có câu: "Không thầy đố mày làm nên", nhưng lại có câu:
"Học thầy không tày học bạn". Hai ý kiến đó khác nhau như thế nào? Ở từng câu tục ngữ, có điều nào chưa thỏa đáng? Nên hiểu như thế nào cho đúng? Đó chính là những vấn đề chúng ta cần bàn luận.
Về cơ bản, hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn nhau. Cả hai câu đều nêu lên vai trò to lớn của người thầy giáo, cùng công nhận tác dụng của người thầy đối với việc dạy dỗ, giáo dục học sinh. Muốn hiểu biết, muốn nên người không thể thiếu vai trò của người thầy. Người thầy giáo từ lâu đã được coi là làm một công việc hết sức cao quý là việc "trồng người", là vẽ lên trên trang giấy trắng của tâm hồn trẻ những bông hoa đẹp, vun đắp và tiếp sức cho những cho những khát vọng vươn tới của tuổi thơ. Người thầy giáo, cô giáo từ lâu đã được coi như là người cha, người mẹ thứ hai của trẻ em, là một trong ba bộ phận giáo dục quan trọng nhất (nhà trường, gia đình và xã hội).
Hai câu tục ngữ có chỗ khác nhau. Nói: "Không thầy đố mày làm nên" là tuyệt đối hóa vai trò và tác dụng của thầy giáo đối với học sinh, điều này chưa thỏa đáng. Đành rằng, suốt một thời gian dài, từ lúc còn thơ cho đến lúc trưởng thành, làm nên sự nghiệp, mỗi con người đều nhờ có công ơn dạy bảo của nhà trường, của thầy giáo, nhưng một phần là do bản thân mỗi người phát huy nỗ lực, tự thân vận động để tiếp thu cái mới, phát huy sức sáng tạo của mình. Lại có những người cả một đời không được cắp sách đến trường mà vẫn nên người. Tất nhiên điều này thật khó, thất ít thấy ai chưa từng đi học lại làm nên được những việc lớn ngoài sự tự vận động để kiếm sống. Mặt khác, ngoài tác động của thầy giáo, học sinh còn chịu ảnh hưởng to lớn của hoàn cảnh xung quanh, của gia đình, bạn bè và xã hội.
Nhưng nói: "Học thầy không tày học bạn" cũng có chỗ chưa đúng. Nói như thế là đã hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy giáo, đề cao quá đáng vai trò của bạn bè trong học tập. Trong giáo dục, bạn bè chỉ có tác dụng hỗ trợ. Muốn giúp đỡ nhau trong học tập, bạn bè phải cùng phấn đấu học tập và rèn luyện theo nội dung mà thầy giáo đã hướng dẫn. Không được thầy dạy, không biết thì giúp đỡ nhau thế nào được.
Như vậy, học ở thầy vẫn là chủ yếu. Lại rất cần sự nỗ lực của mỗi cá nhân và sự sáng tạo của người học. Nếu không thì khác nào "nước đổ lá khoai" hay là "đàn gảy tai trâu"! Tuy vậy, thời gian học ở trường không nhiều bằng thời gian sống ở ngoài nhà trường, ngoài kiến thức học được ở thầy giáo, kiến thức cuộc sống khác nào biển cả mênh mông, học bao nhiêu cũng không đủ. Vì thế, phải mở rộng việc học hỏi : học ở bạn, học ở nhân dân, học trong thực tế. Có như thế, những điều học được học được ở thầy mới được bổ sung, kiểm nghiệm và đạt kết quả, vận dụng được vào cuộc sống.
Hai câu tục ngữ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Một mặt, nhân dân ta đã chỉ cho chúng ta hai địa chỉ tin cậy để học hỏi và học ở thầy và ở bạn, mặt khác khẳng định vai trò to lớn của thầy và sự cần thiết phải học tập ở bạn bè. Để tiếp thu lời khuyên bảo chí tình của nhân dân, chúng ta phải kính trọng và biết ơn thầy giáo đã mở rộng và nâng cao đối cánh tâm hồn ta, dẫn dắt ta đến kho tàng bí mật của tri thức, đến lâu đài của khoa học. Song một điều không thể thiếu đó là phải khiêm tốn, đoàn kết để học hỏi ở bạn, để giúp đỡ bạn bè. Có như thế, việc học tập của chúng ta mới đạt kết quả tốt đẹp, mới mong giỏi giang để trở thành hữu ích cho cuộc đời chung.
BÀI LÀM 2
Trong nhà trường của chúng ta, người thầy là trung tâm, chủ đạo trong quá trình dạy và rèn luyện, học tập đối với học sinh. Trong khi đó ta coi học sinh có vai trò chủ động tích cực tiếp thu sự giảng dạy của thầy. Coi người thầy là quyết định hết thảy. Tuyệt đối hóa vai trò của người thầy.
Và khi nói: "Học thầy không tày học bạn" lại như hạ thấp vai trò người thầy... Hiểu theo nghĩa nào đó "bạn" như người thầy thứ hai vượt lên người thầy thứ nhất (Không tày học bạn). Tuy nhiên, xét cho cùng thì cả hai câu tục ngữ này không có mâu thuẫn gì mà chuyển hóa, thúc đẩy lẫn nhau vì cả hai đều xác nhận vai trò của "dạy" đối với "học". (Dạy qua trực tiếp là thầy, dạy qua trung gian là bạn).
Vì vậy hai câu tục ngữ có mặt đúng và có mặt chưa thật đúng. Nói cách khác là cả hai câu đặt ra có vấn đề chưa được thỏa đáng.
Đúng là người thầy có vai trò lớn trong sự thành đạt của người học trò. Từ xưa đến nay đã có bao nhiêu minh chứng là người thầy tài giỏi đã tạo ra cho đất nước có những nhân tài kiệt xuất. Như thầy Nguyễn Đắc Bằng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Chu Văn An của Phạm Sư Mạnh, Cao Bá Quát, người mà Nguyễn Khuyến đã từng thụ giáo là Hoàng Giáp Phan Văn Nghi... mà trờ thành ông nghè Tam Nguyên Yên Đổ đó sao. Sau này còn bao nhiêu thầy đào tạo ra ra cả một lớp người cho cách mạng tháng Tám. Và cung cấp cho cuộc kháng chiến bao nhiêu anh tài... mà ở đây chỉ xin điểm một vài thầy. Ví dụ : như các thầy Đăng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Tạ Quang Bửu, Dương Quảng Hàm, Hoàng Như Mai...
Người "bạn" với ý nghĩa là bạn tốt, có vai trò bảo ban giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập và kết quả nhưng nói "không tày" thì thật khó chấp nhận!
Thực ra trong sự "làm nên" của người học trò lại còn có biết bao gương sáng do nỗ lực cho quan mà thành đạt, chỉ xin lấy một thí dụ điển hình như Nguyễn Cảnh Toàn đã bằng con đường tự học là chủ yếu mà trở thành giáo sư, tiến sĩ Toán học nổi tiếng!
Như vậy thành quả trong đời học sinh thật ra có ba yếu tố tác động:
- Thứ nhất là người thầy có vai trò lớn nhất.
- Thứ hai chính là sự nỗ lực bản thân của người học sinh có vai trò rất đặc biệt.
- Thứ ba là người bạn (bạn tốt, giỏi, hay) có ý nghĩa hỗ trợ, bổ sung quan trọng trong sự trưởng thành.
Như vậy cần đánh giá hai câu tục ngữ này sao cho thấu tình đạt lí?
Trước hết cần hiểu và thông cảm với lời nói của người xưa. Đúng là người thầy có vai trò quyết định, nên nhân dân thường dùng lời nói ngắn gọn, hàm xúc để rút ta những kinh nghiệm sống và truyền đạt một ý tưởng có tính răn dạy người ta nhấn mạnh một chiều.
Hơn nữa, trong xã hội ngày xưa thì hai câu tục ngữ trên không phải chỉ đề cập duy nhất đến vấn đề dạy "chữ nghĩa, kinh sách" mà còn bao gồm cả việc việc dạy và học nghề nữa. Thậm chí còn đề cập đến cả phạm vi "đạo đức", "ý chí lập thân" v.v... Truyện Lưu Đình Dương Lễ chẳng phải là một tình bạn đẹp đó sao?
Hiểu như vậy ta có thể chấp nhận bao câu tục ngữ này đều có khía cạnh đúng đắn, nhưng người xưa hay nói quá đi, nhưng nó vẫn bổ sung ý nghĩa cho nhau để đạt tới chân lí.
Thầy có trình độ kiến thức, khoa học cao lại có khả năng sư phạm chắc chắn sẽ dạy cho chúng ta những kiến thức vừa cơ bản vừa phong phú.
Bạn bè của chúng ta chắc chắn có những người tiếp thu nhanh, có kinh nghiệm, có thể hướng dẫn, hỗ trợ thêm cho chúng ta, giúp ta khắc phục những thiếu sót trong học tập, để vững vàng tiến lên.
Tóm lại, hai câu tục ngữ trên tách riêng ra từng câu thì mỗi câu đều có những điểm chưa đúng hoàn toàn, nhìn bề ngoài có vẻ mâu thuẫn với nhau. Nhưng cùng đi với nhau sẽ là lời khuyên đầy đủ, có chân lí, phải coi trọng việc học thầy, lại phải coi trọng việc học bạn, cùng với nỗ lực bản thân.
Từ đó đi đến thái độ phải biết kính thầy, yêu bạn, luôn luôn khiêm tốn học hỏi lẫn nhau.
Như vậy hai câu tục ngữ dạy ta những điều rất bổ ích.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7