Đề: Giải thích những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối". Có nghĩa là đêm tháng năm ngắn, ngày tháng mười cũng ngắn.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Dựa vào bức tranh “Đám cưới chuột” (hoặc một tranh phê bình trên báo chí) em hãy lập biên bản vụ việc đó.
- Để: Em sẽ viết như thế nào để thể hiện nhận thức đúng đắn của mình đối với vai trò công lao của thầy giáo, cô giáo và nói lên lòng biết ơn của mình đối với thầy cô?
- Đề: Bướm và ong gặp nhau trong một vườn hoa cùng nhau trò chuyện về cách sống của mình. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó theo trí tưởng tượng của em.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
I. "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối". Có nghĩa là đêm tháng năm ngắn, ngày tháng mười cũng ngắn.
Đây là một nhận xét về thời gian. Câu tục ngữ đã gieo vần lưng (Năm vần với nằm, mười vần với cười) và sử dụng biện pháp khoa trương nhằm mục đích nhấn mạnh cái nhanh của thời gian vào những thời điểm đó.
Kinh nghiệm mà câu tục ngữ này biểu hiện rất chính xác.
II. "Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa" - thấy trăng quầng biết là trời sẽ hạn, thấy trăng tán biết là trời sẽ mưa.
Quầng: vòng sáng hay hệ thống đường tròn sáng ở chung quanh mặt trời hay mặt trăng. Trăng quầng: trăng có quầng do sự khúc xạ ánh sáng và sự nhiễm xạ quanh bầu trời không khí thiếu hơi nước. Tán: vầng sáng hoặc trắng nhạt, hoặc có nhiều màu sắc bao quanh mặt trăng. Trăng tán: trăng có tán do sự khúc xạ ánh sáng và sự nhiễu xạ qua bầu không khí nhiều hơn nước.
Câu tục ngữ sử dụng nhiều nghệ thuật đối vế và đối chữ làm nổi rõ biểu hiện khác nhau của các hiện tượng thời tiết. Trăng quầng trời hạn đối với Trăng tán trời mưa (đối vế). Chữ hạn đối với chữ mưa về nghĩa (hạn: nắng khô, mưa : mưa, úng nước) và về thanh (thanh trắc - thanh bằng). Chữ quầng đối với chữ tán.
Từ kinh nghiệm quan sát thiên nhiên, nhân dân đúc rút ra kinh nghiệm dự đoán thời tiết này. Câu tục ngữ bổ sung vào "đài thiên văn dân gian" một kinh nghiệm rất quý báu để nhân dân đoán biết được mưa, nắng, úng, hạn, từ đó mà chủ động trong các công việc lao động và sinh hoạt.
III. Tấc đất, tấc vàng.
Tấc: 1. Đơn vị cũ đo độ dài, bằng 1/10 thước mộc (0,0425 mét) hoặc bằng 1/10 thước đo vải (0,0645 mét);
2. Đơn vị cũ đo diện tích ruộng đất, bằng 1/10 thước, tức bằng 2,4m2 (tấc Bắc Bộ), hay 3,3m2 (tấc Trung Bộ).
Câu tục ngữ này xuất phát từ thực tế đời sống sản xuất nông nghiệp, thực tế những quan sát về việc sử dụng, khai thác đất đai của nhân dân. Nhà nông rất trọng đất đai. Đất đai đối với họ là tất cả.
Câu tục ngữ rất ngắn gọn. Chỉ có bốn chữ, chia làm hai vế cân bằng nhau. Mỗi vế đều gồm hai danh từ, một chỉ đơn vị đo lường, một chỉ chất liệu. Hai vế đối nhau. Tấc đất đối với tất vàng. Chữ đất đối với chữ vàng. Cấu trúc giống nhau giữa hai vế và biện pháp đối của chúng tô đậm sự đánh giá ngang bằng nhau:
Tấc đất bằng tấc vàng
Tấc đất là tấc vàng
Tấc đất quý như tấc vàng
Các đánh giá, so sánh ấy chính là sự đề cai, khẳng định cái quí giá của đất đai. Tấc đất thì rất nhỏ nhưng tấc vàng thì rất lớn. Vàng được cân đo thường chỉ bằng cân tiểu ly, chứ hiếm khi bằng tấc thước. Tấc vàng thì lớn vô cùng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ so sánh với cái rất lớn mà nói tới giá trị của đất.
Nội dung, ý nghĩa kinh nghiệm trong câu tục ngữ này là ở chỗ chỉ ra giá trị của đất, nhắc nhở mọi người phải biết nâng niu, quí trọng đất đai, không được bỏ hoang phí nó. Đất chính là vàng đấy, một loại vàng rất quí giá, một loại vàng sinh sôi. Đất trồng rất bình thường nhưng nếu biết nâng niu, khai thác tận dụng, nó sẽ cho ta trồng trọt, chăn nuôi, làm ra của cải vật chất và tạo ra cả những niềm vui tinh thần cho con người. Vàng ăn mãi cũng hết (miệng ăn núi lở), còn chất vàng của đất thì khai thác mãi cũng không cạn. Đất là kho vàng thiên nhiên vô tận.
IV. "Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” - nuôi lợn lao động ít khẩn trương, đỡ vất vả, ngược lại nuôi tằm thì phải làm việc khẩn trương, khó nhọc.
Hai vế của câu đối nhau. Các chữ cũng đối nhau. Nuôi lợn đối với nuôi tằm. Nằm đối với đứng cả về nghĩa, cả về thanh (bằng - trắc). Biện pháp đối vế và đối chữ đó là nổi rõ sự khác biệt giữa hai loại công việc. Và để diễn đạt những ý trừu tượng, câu tục ngữ đã dùng những hình ảnh rất cụ thể. Diễn đạt ý lao động ít khẩn trương, vất vả, nó dùng hình ảnh "ăn cơm nằm" ( ăn thong thả, vừa nằm vừa ăn, rất nhàn nhã, thung dung). Diễn đạt ý lao động khẩn trương, khổ nhọc, nó dùng hình ảnh "ăn cơm đứng" (vừa đứng vừa ăn, ráng ăn cho nhanh để còn làm việc). Nói về công việc, câu tục ngữ đã đưa chuyện ăn ra mà nói. Nhờ cách diễn đạt bằng hình ảnh cụ thể cho nên nó rất sinh động và cũng rất cô đọng.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7