Đề: Cảm hứng về hạnh phúc đời thường và kỉ niệm tuổi thơ trong bài “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ, lại là phụ nữ, dường như trái tim chị đau đớn trước khung cảnh đổ vỡ của chiến tranh. Chị không chỉ tiếp nhận cuộc chiến tranh như một cách đương nhiên, mà còn như một cách đương nhiên, mà còn như một trách nhiệm nặng nề to lớn phải gánh chịu, một sự thử thách thật lớn lao.
BÀI LÀM
Xuân Quỳnh là một nhà thơ, lại là phụ nữ, dường như trái tim chị đau đớn trước khung cảnh đổ vỡ của chiến tranh. Chị không chỉ tiếp nhận cuộc chiến tranh như một cách đương nhiên, mà còn như một cách đương nhiên, mà còn như một trách nhiệm nặng nề to lớn phải gánh chịu, một sự thử thách thật lớn lao.
Năm 1969, Xuân Quỳnh đã có một chuyến đi thực tế dài ngày ở miền đất lửa Vinh Linh, nơi tuyến đầu của Tổ quốc, nơi giặc Mỹ tiến hành chính sách hủy diệt tàn bạo với âm mưu biến Vĩnh Linh thành một vùng “đất chết”. Chuyến đi đã để lại trong cuộc đời và trong sáng tác của nhà thơ những ấn tượng sâu sắc. Thiên nhiên khắc nghiệt và cuộc chiến đấu dữ dội là nguồn cảm hứng sáng tạo cho rất nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh đau đớn trước những mất mát của những hạnh phúc nhỏ nhoi thường nhật trong chiến tranh bao nhiêu thì chị lại khát khao những giây phút của hạnh phúc đời thường bất nhiêu. Bài thơ "Tiếng gà trưa” đã thể hiện sự nhìn nhận cuộc chiến tranh dưới con mắt Xuân Quỳnh thật khác lạ:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục ... cục tác cục ta”
Không ngạc nhiên sao được, "trên đường hành quân" ra mặt trận, Xuân Quỳnh đã bắt gặp tiếng gà gáy, dường như chị cảm thấy xốn xao trong lòng, vui bất tận, quên đi những nỗi khủng khiếp của chiến tranh đang còn lẩn quẩn đâu đây. Mà chỉ thấy trước mắt mình những giây phút rất yên bình.
"Tiếng gà trưa" một bài thơ hay được ra đời trong khói lửa của cuộc chiến tranh. Bên ngoài khách quan của hiện thực tưởng như không lôgic với chủ quan hiện tượng của tác giả được phản ánh qua bài thơ nhưng chính lại rất lôgic trong tâm trạng Xuân Quỳnh. Như ta đã biết thơ Xuân Quỳnh giàu tâm trạng, cái tâm trạng thèm khát cuộc sống của đời thường trong chiến tranh lại càng nhức nhối, bức thiết. Tứ thơ "Tiếng gà trưa" được diễn ta thông qua những cảm xúc tràn đầy của tâm trạng Xuân Quỳnh. Chỉ nghe tiếng gà gáy buổi trưa mà Xuân Quỳnh đã cảm thấy:
"Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng"
Trong chiến tranh, "đời thường" chỉ lóe lên trong chốc lát, hay cũng chỉ hiện ra trong kỷ niệm, đối với Xuân Quỳnh thế cũng là quý lắm rồi:
"Tiếng gà trưa...
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"
Chính vì quá khát khao những giây phút của "đời thường" trong chiến tranh, cũng như mọi người, Xuân Quỳnh tin rằng: Mục đích chiến đấu cuồn cùng của nhân dân ta với đế quốc Mỹ xâm lược là để giữ lấy những cái của "đời thường" này đây:
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc ...
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Quả thật, Xuân Quỳnh có cái tài biết tạo ra được một khung cảnh gây ấn tượng mạnh cho người đọc, nghĩ ít mà cảm nhiều.
Về nghệ thuật, trong bài thơ, câu thơ "Tiếng gà trưa" được nhắc lại bốn lần, không kể ở đầu đề bài thơ và hai khổ đầu và cuối có miêu tả tiếng gà. Câu thơ này chỉ có ba tiếng trong cả bài thơ làm theo thể năm tiếng và ba tiếng ấy đều được đặt ở dòng mở đầu các khổ thơ. Mỗi lần nhắc lại, câu thơ này lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời tuổi thơ, như một sợi dây liên kết các hình ảnh ấy. Lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Hình ảnh người bà hiện lên qua kỉ niệm và tình cảm của đứa cháu, với những nét nổi bật:
- Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo (chú ý các chi tiết, hình ảnh : "Tay bà khum soi trứng, Dành từng quả chắt chiu", "Bà lo đàn gà toi, Mong trời đừng sương muối").
- Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu : dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, may cho cháu quần áo mới.
- Bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.
Qua những kỉ niệm về bà, tác giả đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thấm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu, cháu yêu thương, kính trọng và biết ơn bà.
Khổ thơ cuối đã khái quát một quy luật của tình cảm : Những kỉ niệm dù nhỏ bé nhất về tuổi thơ mà những người thân đã vun góp vào càng làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước. Cuộc chiến đấu cho độc lập, tự do của đất nước cũng là cuộc chiến đấu để gìn giữ những giá trị và tình cảm tốt đẹp, bình dị của con người.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7