Đề: Qua cách miêu tả cảnh vật trong bài thơ Xa ngắm thác núi Lư em đã thấy gì về nghệ thuật miêu tả và tính cách của nhà thơ Lí Bạch?
Bài thơ làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn chỉ có 28 chữ, nhưng đã dựng lên trước mắt người đọc một bức tranh toàn cảnh về núi Lư và thác núi Lư. Bức tranh được tô vẽ rộng lớn, với những màu sắc và đường nét rõ ràng, cụ thể, vừa ở độ xa và vừa ở thế ở gần, vừa ở chiều cao và vừa ở độ thấp.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Nghệ thuật miêu tả cảnh trí thiên nhiên qua bài Xa ngắm thác núi Lư của nhà thơ Lí Bạch.
- Đề: Lập dàn bài chi tiết cho đề văn: Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến cho thấy rõ một tình bạn thắm thiết, cao đẹp của nhà thơ.
- Đề: Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó thể hiện như thế nào? (mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?)
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM 1
Bài thơ làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn chỉ có 28 chữ, nhưng đã dựng lên trước mắt người đọc một bức tranh toàn cảnh về núi Lư và thác núi Lư. Bức tranh được tô vẽ rộng lớn, với những màu sắc và đường nét rõ ràng, cụ thể, vừa ở độ xa và vừa ở thế ở gần, vừa ở chiều cao và vừa ở độ thấp.
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt buộc Lý Bạch miêu tả khung cảnh và thế đứng uy nghi của núi Lư. Không tả núi Lư cao, mà người đọc thấy được bề thế, độ cao của núi. Vách núi rộng lớn như bức tường đá khổng lồ dựng đứng trước mặt. Ánh nắng mặt trời ban ngày phản chiếu (nhật chiếu) đỉnh núi vách núi Lư (Hương Lô). Đá núi nhiều màu bắt nhiệt nhanh và giảm nhiệt chậm. Khi ánh nắng mặt trời có nhiệt độ cao tỏa xuống núi tự nhiên thiêu đốt đá núi, làm cho đá núi nóng rực và bốc ra những làn khói màu tía (sinh tử yên). Trong một câu thơ, Lý Bạch đã tả đến thế núi, ánh nắng mặt trời và khói núi màu tía bốc lên. Cách miêu tả của tác giả độc đáo, vượt qua cách miêu tả thiên nhiên núi non thông thường là tả đỉnh cao, mây trắng bao phủ. Ở đây, Lý Bạch chỉ tập trung miêu tả những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng nhất cho người đọc. Ngay từ câu đầu, Lý Bạch thể hiện được sự hình dung, tưởng tượng phong phú của mình. Mặt trời phản chiếu vào núi và từ núi bốc ra những đám khối màu hồng nhạt, giống như một lò hương nghi ngút khói. Màu sắc mà nhà thơ tả ở đây vừa rõ ràng vừa kỳ lạ.
Hình ảnh mặt trời, ngọn núi, màu khói tía được xếp đặt bằng những từ ngữ giản đơn, dễ hiểu và tự nhiên, thể hiện con mắt nhìn và óc quan sát thiên nhiên tinh tế, sắc sảo của Lý Bạch.
Không dừng lại ở khung cảnh núi non, tiến thêm một bước, Lý Bạch tả cảnh thác nước và dòng sông. Nếu như câu thơ trên tả “sơn”, thì câu thơ tiếp theo, Lý Bạch tả “thủy”.
Trong câu thơ trước, Lý Bạch không nói rõ vị trí đứng của mình ở đâu khi tả cảnh hình thế núi Lư, thì câu thơ thứ 2 tác giả đã đứng từ xa để tả cảnh hùng vĩ, mạnh mẽ và đầy uy lực của thác nước chảy từ núi Lư. Thác nước trắng xóa, chạy thẳng từ đỉnh núi cao xuống như treo trước dòng sông (quải tiền xuyên). Nước thác từ độ núi cao ba ngàn thước (tam thiên xích) chảy mạnh, đổ nước ào ào như bay thẳng từ đỉnh núi Lư xuống (phi lưu trục há). Chỉ một câu thơ 7 chữ, Lý Bạch đã diễn tả sự quy mô, khổng lồ và tốc độ nước ghê gớm của thác nước núi Lư.
Thác núi Lư trắng xóa, lấp lánh, Lý Bạch ngỡ ngàng tưởng tượng như giải Ngân Hà với hàng trăm triệu vì sao lấp lánh, kéo dài, rực sáng trên bầu trời cao. Vì thác nước núi Lư chảy từ độ cao ngang lưng trời tuôn nước xuống, nên Lý Bạch liên tưởng, so sánh vừa một dòng sông lớn, như giải Ngân Hà trên bầu trời cao. Cách so sánh vừa độc đáo, vừa hợp lí, làm cho người đọc rất đỗi bất ngờ, thú vị. Chi tiết “Giải Ngân Hà tuột khỏi mây”, tức là tuột khỏi bầu trời, từ bỏ bầu trời để rơi xuống mặt đất, trần gian mà Lý Bạch miêu tả là một chi tiết vừa hư vừa thực, đầy sáng tạo, phù hợp với bút pháp lãng mạn của tác giả.
Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ là tác giả sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, chính xác và giàu hình ảnh. Trong mỗi câu thơ, Lý Bạch dùng một “thi nhãn” (mắt thơ) để miêu tả. “Thi nhãn” ở đây là những động từ: “sinh” (phát ra - câu 1), “quải” (treo - câu 2). Hai động từ “phi lưu” (bay, chảy) đặt ở đầu câu (câu 3) diễn tả tốc độ mạnh mẽ, ghê gớm của dòng thác. Hai tính từ nối tiếp “trực há” (thẳng xuống) gọn, dứt khoát, miêu tả tư thế thiên nhiên của thác núi Lư. Nếu sự bất ngờ, đột biến của từ ngữ, được Lý Bạch thể hiện ở 3 câu thơ trên, thì đến câu thơ cuối , động từ “lạ” (rơi tuột) được tác giả sử dụng tài tình, khéo léo, làm bật nổi nội dung của toàn bộ bài thơ. Thác núi Lư từ trạng thái “treo” (phải), “bay chảy” (phi lưu) và cuối cùng Lý Bạch có cảm giác nó như một giải Ngân Hà từ bầu trời “rơi tuột” (trực há) xuống trần gian.
Bức tranh thiên nhiên về thác núi Lư được Lý Bạch miêu tả đầy đủ, vừa khéo, vừa tinh. Tả thác nước mà có núi sông, ánh nắng mặt trời, lỗi ngân hà, trời cao, mây trắng.. Bài thơ không có từ ngữ nào nói đến con người, nhưng người đọc hình dung ra con người, thấy con người nhỏ bé bị bao trùm, thu hút trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn. Hình bóng con người đang từ xa ngắm nhìn thác núi Lư, bị ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bị bất ngờ trước sức mạnh tự nhiên của thác núi Lư chính là tác giả. Một con người lãng mạn, với tâm hồn phóng khoáng, rộng lớn, trang nghiêm mới có được bút pháp miêu tả tưởng tượng phong phú, khác thường như thế. Dưới ngòi bút tài hoa và tài tình của Lí Bạch, con người dù có lớn lao, khả năng to lớn đến đâu cũng trở nên nhỏ bé, thấp kém trước thiên nhiên rộng lớn uy nghi.
BÀI LÀM 2
Tuy lớn hơn mười một tuổi, nhưng nhà thơ Lý Bạch cũng là người cùng thời với nhà thơ Đỗ Phủ. Quãng đời hai ông như một bản lề nối giữa hai thời kỳ cực thịnh và suy vong của nhà Đường Trung Quốc với những cuộc chiến tranh nội bộ do các tập đoàn phong kiến thời đó gây nên.
Nếu thơ Đỗ Phủ là những bức tranh hiện thực của bao nỗi cơ cực buồn thương thì thơ Lý Bạch là tiếng lòng lãng mạn trữ tình lành mạnh. Chúng ta dễ bắt gặp ở thơ ông sự liên tưởng độc đáo, mạnh mẽ của một trí tưởng tượng phong phú, sự rung động sâu xa của một tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước nồng nàn và tha thiết. Xa ngắm thác núi Lư là một minh chứng. Sau đây là bản dịch của bài thơ ấy:
"Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây"
Đầu đề nguyên tác là "Vọng Lư sơn bộc bố", nghĩa là xa ngắm thác bạc trên Lư sơn. Lư sơn là dãy núi ở Giang Tây, Trung Quốc, có nhiều ngọn chạy dài, nhưng chỉ có một ngọn là có thác đổ:
"Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này"
Hương Lô hay Hương Lư, một ngọn của dãy núi Lư trông giống như chiếc bình hương. Hai câu đầu của bài thơ là cảnh tổng quát của bức tranh sông núi hùng vĩ. Nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác. Do đó, trước mắt ông, cảnh đồng thác và núi Lư đâu khác gì một bức tranh sơn thủy treo ở lưng chừng trời. Bức tranh này có nhiều màu sắc và có vẻ đẹp huyền ảo. Ở độ cao ba ngàn thước, dòng thác đổ xuống như bay, hơi nước bốc lên thành những làn khói. Các làn khói nước này với muôn ngàn thấu kính li ti được ánh nắng mặt trời rọi vào, tạo nên một sắc tía cầu vồng kỳ ảo, đó là khói tía. Màu vàng của nắng, sắc tía của khối nước gợi nên vẻ đẹp huyền ảo của toàn cảnh. Dáng núi lại gợi hình giống chiếc bình hương khổng lồ đang tỏa khói nghi ngút giữa trời và nước.
Bức tranh kỳ vĩ của núi sông này như được bàn tay của người thợ vẽ tài hoa là tạo hóa đã pha màu tạo sắc. Giữa nền xanh của núi, hơi nước nắng rọi tỏa bay như khói hương là dòng nước bạc đồ sộ, tuôn dài như một tấm vải trắng. Chữ Hán "bộc" là thác, “bố” là tấm vải. “Bộc bố” ý nói thác nước tuôn như một tấm vải trắng:
“Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước"
Lời thơ và nhịp thơ mạnh mẽ làm nổi bật hẳn lên hình ảnh hùng vĩ kỳ diệu của một dòng thác từ trên cao gần ba ngàn thước "bay thẳng xuống".
Chỉ với ba câu thơ ngắn, ngòi bút tài tình của nhà thơ Lý Bạch, khung cảnh Lư sơn như hiện ra trước mắt ta với đầy đủ màu sắc, hình khối, đường nét.. Nhưng dường như ba câu thơ ấy chỉ để chuẩn bị. Sức mạnh của bài thơ, vẻ đẹp huyền ảo kỳ vĩ và đồ sộ của dòng thác núi Lư đã được dồn vào câu kết:
"Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây"
Câu thơ, trước hết là cảm nghĩ của nhà thơ khi đứng trước cảnh thực. Ông so sánh thác bay thẳng xuống như dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Thật là một so sánh tạo bất ngờ đầy thú vị và sảng khoái cho người đọc.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7