Đề: Cảm nghĩ của em về bốn câu ca dao châm biếm: "Cậu cai nón dấu lông gà"

Trong số những đối tượng đả kích của ca dao châm biếm, những đối tượng mà đông đảo nhân dân lao động tiếp xúc luôn là những kẻ thừa hành, hoặc những kẻ tai to mặt lớn trong phạm vi một địa phương nhỏ là làng, xã: đó là các cậu cai, ông đội, là các ông xã, ông trùm...

BÀI LÀM

Trong số những đối tượng đả kích của ca dao châm biếm, những đối tượng mà đông đảo nhân dân lao động tiếp xúc luôn là những kẻ thừa hành, hoặc những kẻ tai to mặt lớn trong phạm vi một địa phương nhỏ là làng, xã: đó là các cậu cai, ông đội, là các ông xã, ông trùm...

Ngày xưa khi đi đường, nhất là khi có việc cần phải lên cửa quan người phụ nữ lao động rất sợ gặp phải các "cậu" thường hay nắm tay các cô gái mà buông lời ghẹo cợt, nhiều khi lại dùng chính ngay câu dân ca để ghẹo cợt:

"Gặp đây anh nắm cổ tay..."

Buộc phải tìm cách gỡ ra, cô gái có thể mềm mỏng mà nói:

"Cậu cai buông áo em ra,
Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa.
Chợ trưa rau nó héo đi,
Lấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi con?"

Trong câu hát trên, hình ảnh "cậu" cai đã không ra gì rồi. Nhưng ca dao trào phúng còn đả kích sâu cay hơn nữa loại nhân vật đó. Một bài ca dao đã "định nghĩa" "cậu" cai một cách cay độc:

Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê..."

Đầu đội nón lông gà chứng tỏ cậu là lính "tay sai" và chứng tỏ quyền hành của cậu. "Ngón tay đeo nhẫn" chứng tỏ tính cách trai lơ hay bắng nhắng, ngậu xị của cậu.

"Áo ngắn... quần dài" đi thuê, đi mượn vì ba năm mới có một chuyến sai. "Được chuyến sai" với cậu là dịp may và quyền hành, thân phận của cậu cũng chỉ có như thế. Thật là thảm hại cái cảnh "Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê"!

Với cái vỏ bề ngoài như thế, thực chất là sự khoe khoang để bịp người.

Bức biếm họa này thể hiện thái độ mỉa mai, khinh ghét và pha chút thương hại của người dân đối với cậu cai.

Trong ca dao châm biếm chúng ta cũng thấy có những yếu tố tục như truyện cười dân gian. Và cũng như trong truyện cười dân gian, yếu tố tục trong ca dao trào phúng không những chỉ là một phương tiện nghệ thuật, mà thường còn mang ý nghĩa xã hội: Đem ghép những cái rất tục vào những cái rất nghiêm của trật tự phong kiến, lễ giáo phong kiến, cũng là một trong những cách đấu tranh mạnh mẽ và có hiệu quả.

Các bài học liên quan
Đề: Lượm là một em bé hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời và có tinh thần dũng cảm. Căn cứ vào bài thơ
Đề: Thế giới có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là:
Để: Từ bài văn dưới đây em hãy viết bài văn để nhớ lại một ngày khai trường mà em đã được dự.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 7 mới cập nhật