Đề: Ca dao cũ có bài nói: "Em lấy anh từ thuở mười ba,... Về nhà em đã năm con cùng chồng”. Em nêu cảm nghĩ và bình luận về cảnh đời của con người trong gia đình ấy
Khi cầm bút viết bài văn này em mới nhớ lại câu chuyện do bà nội em kể lại cái thời "con gái" của bà! Nghe xong cả nhà từ bố, mẹ, em đến các anh, chị đều cười rũ rượi... và chảy ra nước mắt!
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Hãy miêu tả chân dung một người bạn của em.
- Đề: Quê em có cảnh gì mà em thấy đẹp và thích nhất. Em hãy tả lại cảnh đó và nói cảm nghĩ của em.
- Đề: Lượm là một em bé hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời và có tinh thần dũng cảm. Căn cứ vào bài thơ "Lượm" của Tố Hữu. Em hãy phân tích những đức tính quý báu trên đây của Lượm và nói rõ qua đó, em rút ra được những bài học gì bổ ích cho bản thân.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Đề: Ca dao cũ có bài nói:
"Em lấy anh từ thuở mười ba,
Đến nay mười tám em đã năm con.
Ra đường người tưởng còn son,
Về nhà em đã năm con cùng chồng”.
Em nêu cảm nghĩ và bình luận về cảnh đời của con người trong gia đình ấy.
BÀI LÀM
Khi cầm bút viết bài văn này em mới nhớ lại câu chuyện do bà nội em kể lại cái thời "con gái" của bà! Nghe xong cả nhà từ bố, mẹ, em đến các anh, chị đều cười rũ rượi... và chảy ra nước mắt!
... Xưa kia gia đình cụ ngoại rất đông con, bốn người con gái và ba người con trai. Bà nội là con gái lớn nhất đã được cụ nội em "bỏ trầu ăn hỏi" từ khi mới có 8 tuổi. Đến năm mười ba tuổi thì bà phải về nhà chồng, làm người vợ đảm đang và người con dâu lao động khỏe nhất nhà. Thuở đó ở cái đất Nam Định thì là chuyện thường. Cho nên chỉ một năm sau bà đã có mang và sinh hai con gái đầu lòng. Rồi vài ba năm sau bà sinh năm một, mỗi năm một người. Đúng mười tám tuổi thì bà đã có năm con... Tuy vậy, trời phú cho bà có cái nhan sắc nên khi ra đường có người hàng xóm còn phải nói:
- Gái 5 con trông mòn con mắt.
Và một hôm bà đi chợ có một chàng trai lẽo đẽo đi theo hỏi:
- Cô ơi, năm nay cô bao nhiêu tuổi rồi?
Bà trả lời:
- Thưa, tôi mười tám!
Chàng trai bảo:
- Cô đẹp lắm, cô lấy chồng đi tôi làm mai cho.
Bà nội mỉm cười không nói gì, không ngờ chàng trai kia lại âm thầm đi theo về nhà. Bà bước vào cổng, cả đàn con kéo ra reo: "Mẹ đã đi chợ về", chàng trai kia mới giật mình đi giật lùi rồi chạy ra khỏi nhà!
Bà nội chỉ kể có thế, nhưng chúng em, những người cháu của bà, thì hình dung ra nỗi cực nhọc, vất vả của bà thật là to lớn. Đời "con gái" của bà hầu như không có, không biết có bao giờ bà nhìn gương mặt duyên dáng, thanh tú của mình trong cái gương tròn nhỏ không? Có bao giờ bà biết tuổi thanh xuân là gì không? Cái tính hồn nhiên trong yêu đương, đậm đà trong tình cảm có hay không? Mặc dầu bà đã có năm con từ cái thuở mới 18 tuổi. Rõ ràng bà đã bị cướp mất cả một thời son trẻ.
Có một buổi tối bà ngồi xem chương trình thi hoa hậu do Báo Tiền Phong tổ chức, bà nhìn dán mắt vào màn hình tivi. Chắc bà đang hồi tưởng lại cái kí ức xa xưa một thời con gái của bà đã qua đi trong vất vả, lo toan... chứ làm sao được như các cháu bây giờ, được hạnh phúc, sung sướng vì tuổi trẻ và sắc đẹp của mình!
Như vậy bốn câu ca dao trên đây ra đời từ cuộc sống thực tế ngày xưa. Người ta giải thích, bình luận theo cách hiểu riêng của mỗi người. Có người cho rằng đó là bài ca dao ca ngợi tuổi trẻ và sắc đẹp, ca ngợi cái thiên chức của người con gái Việt Nam, ca ngợi người phụ nữ đã năm con mà vẫn còn son trẻ.
Riêng em thì cho rằng đây là bài ca dao cũ lên án chế độ tảo hôn, chế độ sinh đẻ thiếu khoa học, kế hoạch, làm ảnh hưởng chính đến hạnh phúc của người con gái, biến họ thành cái "máy đẻ" cho xã hội, họ phải hy sinh tất cả cái thời thanh xuân đẹp nhất cho gia đình nhà chồng.
"Ra đường người tưởng còn son
Về nhà em đã năm con cùng chồng
Hai câu này là những câu ca dao "đa nghĩa". Có thể hiểu trông em còn trẻ quá tưởng rằng vẫn còn "son". Ai ngờ về nhà thì em đã là người mẹ của năm đứa con - Và nếu hiểu đó là lời người con gái nói với chồng thì cũng có thể hiểu là lời kể lể chua chát vì "em" vừa phải làm mẹ quá sớm và lại làm mẹ của nhiều đứa con nữa, làm sao mà nhàn nhã sung sướng cho được.
Đến đây em mới hiểu thân phận người phụ nữ thuở xưa từ trẻ đến già có nhiều người mang nhiều nỗi cực khổ khác nhau. Gia đình chồng con là hạnh phúc của tuổi trẻ, nhưng cũng đem đến cho họ nhiều nỗi vất vả, bất hạnh.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7