Đề: Hình ảnh và tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài: "Bài ca Côn Sơn "

Sau chiến thắng, không được tin dùng, tính mạng lại luôn bị đe dọa, Nguyễn Trãi lui về quê ngoại ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay, làm lều cỏ trên núi Côn Sơn ở ẩn. Tuy xa lánh triều đình nhưng ông luôn mong được mang tài trí ra giúp dân, giúp nước.

BÀI LÀM

Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Nguyễn Trãi là người có công lớn cùng Lê Lợi nổi lên khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa) đánh thắng quân xâm lược nhà Minh, giành lại độc lập cho nước ta. Ông là một anh hùng dân tộc đồng thời còn là nhà văn hóa lớn, nhà thơ lớn... (Nước ta có hai người là Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh được Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) xếp vào danh sách các danh nhân văn hóa thế giới).

Sau chiến thắng, không được tin dùng, tính mạng lại luôn bị đe dọa, Nguyễn Trãi lui về quê ngoại ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay, làm lều cỏ trên núi Côn Sơn ở ẩn. Tuy xa lánh triều đình nhưng ông luôn mong được mang tài trí ra giúp dân, giúp nước.

Nhiều khả năng Bài ca Côn Sơn, bài thơ ca ngợi cảnh đẹp Côn Sơn và bày tỏ tâm sự của mình được Nguyễn Trãi viết trong thời gian ở ẩn này. Bài thơ viết bằng chữ Hán, được xếp vào loại những bài thơ chữ Hán hay nhất của Nguyễn Trãi. Phần in trong sách giáo khoa là đoạn mở đầu Bài ca Côn Sơn đã được dịch 1/4 thơ lục bát, chủ yếu nói về cảnh đẹp trên núi Côn Sơn.

Côn Sơn là ngọn núi đỉnh tương đối bằng phẳng và kéo dài như hình chiếc gậy. Đứng ở nơi cao nhất nhìn lên phía bắc có thể thấy Lục đầu giang, chỗ gặp nhau của sáu con sông, một cảnh đẹp đồng thời cũng là nơi đánh giặc của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo trước thời Nguyễn Trãi. Nhìn về phía đông và phía nam là dải đồng bằng mênh mông của sông Hồng. Sau hơn sáu trăm năm, Côn Sơn từng bị phá thành núi trọc, nay rừng thông mới được trồng lại nhưng vào thời tác giả viết Bài ca Côn Sơn chắc hẳn nơi đây còn hoang vu, rậm rạp.

Để tả cảnh núi, tác giả không tham kể nhiều, chỉ chọn suối, đá và cây, cũng tránh tả trực tiếp dễ sa vào rườm rà mà chỉ cần lấy ra những nét "thần” của cảnh là đủ. Tả suối không tả nước, chỉ là tiếng róc rách như tiếng đàn của nước chảy. Tả đá chỉ tả những trận mưa dội trên đá và lớp rêu xanh biếc, êm ái phủ trên mặt đá. Tả cây chỉ vẽ lên bức tranh mênh mông của màu xanh trải ra tít tắp. Thơ không kể lể mà chỉ gợi mở cho sức tưởng tượng của người đọc, đó là nét đặc sắc nhất của nghệ thuật đoạn thơ này. Nguyễn Trãi đưa tâm hồn chúng ta lạc vào một thiên nhiên kì thú có suối trong, có cây cỏ tốt tươi, có không khí trong lành mát mẻ và tất nhiên còn có hoa nở, cá bơi, chim hót... rồi để mặc ta trong cuộc "du lịch" tưởng tượng đầy hấp dẫn.

Nhưng thiên nhiên trong đoạn thơ còn đẹp hơn bởi có tâm hồn người. Con người thanh thản, thoải mái tận hưởng thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên. Suối gảy đàn cho ta nghe, rêu mềm trải chiếu ta ngồi, thông che mát nơi ta nằm, trúc gợi hứng cho ta ngâm thơ. Tiếng đàn suối là thú thanh cao. Cây thông lực lưỡng vút lên trời xanh là hình ảnh của kẻ anh hùng. Trúc tượng trưng cho người ngay thẳng, bất khuất bởi dù đất cằn cỗi đến đâu lá vẫn xanh, thân vẫn mọc thẳng. Tiếng đàn ca, thảm êm, lọng che, lối trúc còn gợi nhớ đến cuộc sống trong triều đình. Tác giả nói chí mình thà làm chúa cỏ cây hơi hoang vu còn hơn mang thân luồn cúi cùng bọn gian nịnh.

Đọc đoạn thơ này, ta nên cảm nhận cái hay từ ý thơ, không nên quá bám sát vào câu chữ của bản dịch. Mặc dù bản dịch này rất hay nhưng đã dịch thơ là làm mất đi một phần cái hay của nguyên tác.

* Bài đọc thêm:

CÔN SƠN CA

Để có thể hiểu ý nghĩa bài thơ một cách thấu đáo, trước hết chúng ta hãy lưu ý đến mấy ý kiến sau đây:

- Khi Nguyễn Trãi phải rút lui về ở ẩn tại núi Côn Sơn, là một đại bi kịch. Lúc ấy hỏi còn ai là bạn của Nguyễn Trãi? Nguyễn Trãi, do sự cao quý của tâm hồn, tất yêu mến thiên nhiên, yêu trời đất sông núi cỏ cây hoa lá một cách rất thắm thiết và cao quý, tuy nhiên nếu không ở trong tình thế đặc biệt của Nguyễn Trãi, thì cũng không đến mức gọi "còn một non xanh là cố nhân". Cho nên ta phải đặt tâm trí mình vào cái thời đại, cái hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà thấu cảm với các nhân vật ngày xưa, không nên chỉ vào những câu văn cắt rời, rất dễ lên tay xuống ngón để tố tụng.

- Cái ngòi bút như đang xôn xao pha tung hoành giữa vạn mũi tên, ngàn viên đạn của Bình Ngô đại cáo, lại sảng khoái trong bài Côn Sơn Ca, cái hào sảng của một đại trí dám đứng lên trên muôn thứ gọi là vinh hoa phú quý để mà ngạo nghễ với cái chân giá trị của một con người, từ trước tới nay, ít người chú ý đầy đủ đến cái hơi văn mạnh mẽ như ”cơn gió to trút sạch lá khô" của bài Côn Sơn ca, cũng một tâm trí ấy, mà khi áp dụng vào hai phạm trù thì có hai thể hiện, tuy nhiên vẫn chỉ là một bản tính của ức Trai tiên sinh.

(Xuân Diệu - Các nhà thơ cổ điển Việt Nam)

- Trong Bài ca Côn Sơn, Nguyễn Trãi thừa tiếp ý thơ của thân phụ mình, đã ca ngợi hết lời cảnh đẹp Côn Sơn, cảnh đẹp quê nhà, dường như đang chờ đón người thân trở về.

Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
            Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
   Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn…

Ở đây, dường như Nguyễn Trãi nói về mình, nhưng thực ra Nguyễn Trãi nói về ông ngoại - Tướng công Băng Hồ.

Có điều là Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh, hay Nguyễn Trãi, tuy ba người ở ba thế hệ, nhưng cũng chỉ là một, vì tâm tư, hoài bão và hành động có chỗ giống nhau... Nguyễn Phi Khanh nói với bố vợ, Nguyễn Trãi nói về ông ngoại, nhưng rồi cũng là nói về mình, vì cả ba vừa là nghệ sĩ, vừa là triết gia, và cùng chung một lí tưởng.

(Bùi Văn Nguyên - Văn chương Nguyễn Trãi)

Côn Sơn là nguồn cảm hứng hầu như không bao giờ vơi cạn trong thơ Nguyễn Trãi. Vì đó là mảnh đất ẩn chứa tâm hồn của ông:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm…

Mấy câu thơ mở đầu ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên ở Côn Sơn đang xao động và như ru con người vào giấc mộng. Tiếng suối chảy là thanh âm của cây đàn thiên tạo, nơi nhà thơ ngồi là phiến đá mọc rêu xanh êm ái như ngồi trên thảm chiếu hoa.

Mới mở đầu mà thiên nhiên đã nhập vào thơ rất đẹp: có âm thanh mà không ồn ào, có cảnh sắc mà không tách mình ra khỏi sự gần gũi, quen thân.

Cái hứng khởi ban đầu đã có, nhà thơ tả tiếp:

                “Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
     Trong rừng có bóng trúc râm,
           Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn…

Bằng nét bút đặc tả này Côn Sơn như một bức tranh thủy mặc biểu hiện cả sự quan sát tinh tế và sự cảm nhận sâu lắng của một tâm hồn hầu như không có vướng bận bụi trần. Một khách thơ mang dáng dấp "tiên cách" khỏa lấp mọi bề bộn ngổn ngang của đời thường vào cảnh vật cây mọc như nêm, bóng mát tỏa rộng màu xanh gọi hồn thơ lai láng và quyến rũ mời mọc sự hưởng thị an nhàn.

Đến đây nhà thơ bỗng giật mình nghĩ lại cuộc đời của mình và bài thơ chuyển sang phần tâm sự con người:

Về đi sao chẳng sớm toan
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?
 Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tùy phần thôi…

Như một câu hỏi rất lạ, vì đến đây thì những khái niệm đầy vẻ triết lý đã len vào cảm nhận của thơ.

Nguyên lý của vũ trụ là có sinh có hóa, hóa để mà sinh, cho nên nói sinh không nhất thiết là vui, nói hóa không nhất thiết là buồn, đúng như Mãn Giác thiền sư đời Lí đã nói trong bài "Cáo tật thị chúng" (Có bệnh bảo mọi người).

"Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
     Đêm qua sân trước nở cành mai..."

Suy ra, Nguyễn Trãi cũng muốn nói như vậy, với bốn câu thơ trên đây là nói đến nhập thế, xuất thế, lẽ thịnh suy ở đời và ông phất tay áo rũ hết mọi giàu sang, phú quý, chỉ cần "cơm rau nước lã" thôi, miễn là để tâm hồn thanh thản, nhẹ tênh...

Những câu thơ tiếp tục đã bật ra ý chủ đạo trong bài Côn Sơn Ca, phần trên là ca ngợi cảnh đẹp của núi non, ngầm nói đến cuộc đời trong sáng, nhẹ nhàng, còn phần dưới đây là nói đến lẽ sống ở đời, mảng thơ đầy tính triết lý cộng với thuyết "đạo giáo":

                  “Tống, Nguyên để tiếng trên đời
      Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan.
           Lại kia trên núi Thú San Di,
  Tề nhịn đói chẳng màng thóc Chu.”
           Hai đàng khó sánh hiền ngu
  Đều làm cho thỏa được như ý mình
                Trăm năm trong cuộc nhân sinh
 Người như cây cỏ thân hình nát tan
  Hết ưu lạc đến bi hoan
  Tất tươi khô héo, tuần hoàn đổi thay
Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh
Sào, Do bằng có tái sinh
      Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn”.

Con người ta sống khoảng trăm năm, rồi phải chết, nát với cây cỏ, ai giàu, ai nghèo, ai sang, ai hèn, ai hiền, ai ngu, ai vinh, ai nhục, xét đến cùng chỉ là những khâu tiếp nối trong cuộc sống vô cùng vô tận của vòng đời, mà Lão tử gọi là "đạo". "Muôn vật vừa sống, vừa chết, vừa sống" (Trang Tử - Tề vật luận) hoặc giả "Muôn vật vừa sinh vừa diệt, vừa sinh, vừa sắc vừa không, vừa không vừa sắc" (Phật giáo — Thiền Tông).

Xưa kia, giàu sang quyền thế thì cũng đến như Đổng Trác đời Tam Quốc, hay Nguyên Tái đời Đường, trung thành với vua đến chết đói ở núi. Thú Dương thì cũng đến như Bá Di, Thúc Tề là cùng, hoặc nữa bàng quan với cuộc sống thì cũng đến như Sào Phủ, Hứa Do đời Nghiêu, Thuấn là cùng? Nguyễn Trãi dẫn các nhân vật trên kia, không so sánh với ai cả, nhưng chúng ta ngầm hiểu là Nguyễn Trãi chỉ công nhận ông ngoại mình là người thức thời, có ý thức về quãng sống trăm năm của con người, để sống thế nào cho có ích, trước khi "nát với cỏ cây", không hám danh như Đổng Trác, Nguyên Tái, không ngu trung như Bá Di, Thúc Tề, cũng không bàng quan với đời như Sào Phủ, Hứa Do. Cho rằng đời là cõi vô thường đi nữa - nói theo thuật ngữ Phật Giáo ắt phải có dũng khí chấp nhận nó, tìm cách giải trừ mọi đau khổ của kiếp người, tức phải "ra tay tế độ vớt người trầm luân" thì mới là kẻ trượng phu chứ? Tâm sự Nguyễn Trãi giấu kín ở hai câu kết bài Côn Sơn ca:

"Nhân gian nhược hữu Sào, Do đồ.
    Khuyến cứ thính ngã sơn trung khúc.
             (Trong đời, có ai còn làm đồ đệ của Sào, Do
          Khuyên hãy nghe ta hát khúc ca núi này)"

Rõ ràng, những nhân vật lâu nay được nêu lên trong sử sách Trung Quốc như là những mẫu mực kiểu Bá Di, Thúc Tề, kiểu Sào Phủ, Hứa Do đều bị Nguyễn Trãi phủ định một cách kín đáo, mà cho rằng đó chỉ là những loại người máy móc, giáo điều, cứng nhắc và cực đoan về phía này hay phía khác, cho nên tưởng là sống, mà chính lại là chết, tức là vừa hành, vừa tăng, vừa nhập thế, vừa xuất thế đó, nhưng chính là để nhập thế và ngược lại v.v... đúng như Nguyễn Trãi đã có dịp nói với người bạn của mình: "Niên lai xuất xử lược tương đồng" (Lâu nay, xuất hay xử có chỗ giống nhau - Học vần thơ của người bạn trong làng...). Chấp nhận cuộc sống thường nhiên, và xử lý nó trong hoàn cảnh và điều kiện có thể với ý nghĩa vị tha, đó là nhân tố tích cực trong tư tưởng Nguyễn Trãi. Nếu đó là tính Phật, thì Nguyễn Trãi là một người Việt Nam đậm đà tính Phật.

(Bùi Văn Nguyên - Văn chương Nguyễn Trãi)

Côn Sơn ca là kế tục trên một bình diện khác của "Bình Ngô đại cáo" cho chúng ta một gương sáng về sự sống đầy nghị lực bước qua những giàu sang phù phiếm để sống cho tinh khiết, thanh bạch.

Nói như thế không có nghĩa là nói Nguyễn Trãi không có ý thức "nước mạnh dân giàu" mà chỉ muốn quay lưng lại cuộc đời, chấp nhận sống chỉ cần có "cơm rau nước lã".

Không, ức Trai tiên sinh đã từng mơ ước, khát vọng "dân giàu nước mạnh" trong nhiều bài thơ, trong đó bài "Bảo kính cảnh giới" đã nói:

"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"

Nhìn chung thơ, văn của Nguyễn Trãi xoay quanh những chủ đề triết học có tính khái quát như: thiên nhiên và con người. Tình nhà và nợ nước. Hoài bão và hiện thực. Nhập thế và xuất thế. Và nói chung chủ đề nào cũng được thể hiện khá sâu sắc.

Hôm nay đi vào cuộc sống mới, trong lòng ta vẫn như còn vang vọng lời thơ của Nguyễn Trãi. Thực hiện khát vọng của nhà thơ về cuộc sống "an bình", "nước mạnh dân giàu" và sống có lý tưởng, có nghị lực để giữ cho mình trong sáng, thanh thản.

Các bài học liên quan
Đề: Hãy miêu tả chân dung một người bạn của em.
Đề: Lượm là một em bé hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời và có tinh thần dũng cảm. Căn cứ vào bài thơ

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 7 mới cập nhật