Đề: Phân tích bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư" của Trần Quang Khải. Dựa vào tác phẩm văn học thời Trần hãy làm rõ thêm về truyền thống giữ nước của dân tộc ta
Văn học thường chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, hiếm có giai đoạn lịch sử vẻ vang nào lại không gắn liền với những thành tựu rực rỡ về văn học.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Phân tích bài thơ "Nam quốc sơn hà" (Sông núi nước Nam) của Lý Thường Kiệt.
- Đề: Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát... Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Em hãy phân tích bài ca dao trên và phát biểu cảm nghĩ của mình.
- Chứng minh câu tục ngữ thời gian là vàng bạc
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM 1
Văn học thường chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, hiếm có giai đoạn lịch sử vẻ vang nào lại không gắn liền với những thành tựu rực rỡ về văn học. Triều đại nhà Trần đã lưu lại những dấu ấn sâu sắc trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chính vì thế mà văn học đời Trần có thể xem là giai đoạn phát triển nhất của cảm hứng anh hùng trong dòng văn chương yêu nước thời đại của chúng ta. Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải đã ra đời trong bối cảnh lịch sử đó. Cụ thể hơn là lúc tác giả theo xa giá nhà vua trở về kinh đô khi cuộc kháng chiến thắng lợi. Hai câu đầu của bài thơ, tác giả viết:
"Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan”
Với hai từ "đoạt" và "cầm" tác giả đã cho thấy khí thế áp đảo mạnh mẽ của quân dân ta. Nhịp thơ dồn dập, hối hả như đang kể một việc mới vừa xảy ra. Ta nghe thấy tiếng vó ngựa phi nhanh, tiếng hô vang xung trận cổ động sĩ khí của toàn quân, toàn dân thời Trần xông lên diệt giặc. Câu thơ gồm năm chữ, giản dị gọn gàng tái hiện lại những chiến thắng vang dội thần tốc của quân ta trước kẻ thù. Ở đây tác giả muốn nhấn mạnh động lực đưa đến chiến thắng của chúng ta là sức mạnh của ý chí, của tinh thần đoàn kết quân dân cả nước, sức mạnh của quyết tâm chiến thắng của toàn dân tộc. Nhưng tác giả cũng không quên nhắc nhở chúng ta rằng:
“Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
Suy nghĩ của vị thượng tướng thật sâu sắc: có thái bình rồi, vẫn cần tu dưỡng trí và lực. Như vậy núi sông mới bền vững muôn đời. Chúng ta không được ngủ quên trên những chiến thắng của mình. Bởi vì đánh đuổi được ngoại xâm đã là khó khăn, nhưng bảo vệ được chủ quyền nền độc lập của nước mình và xây dựng được đất nước ngày một phồn vinh lại càng khó khăn gấp bội. Hai câu thơ cuối vừa là lời đúc kết vừa là lời nhắc nhở, thức tỉnh chúng ta trách nhiệm lâu dài đối với đất nước. Bài thơ đã thể hiện được tinh thần bất khuất, khí phách anh hùng và tầm nhìn xa trông rộng của dân tộc.
Chúng ta vẫn có thể tìm lại những cảm hứng đó trong một số tác phẩm văn học khác của đời Trần như Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu. Nếu như Phạm Ngũ Lão bày tỏ lòng yêu nước của người con trai ở đời là phải đóng góp thật nhiều chiến công cho đất nước:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
thì Trương Hán Siêu lại tự hào về giang sơn hiểm trở của dân tộc đa phần giúp cho những vị anh hùng lập nên những chiến thắng vẻ vang:
"Sông Đằng một dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn tuôn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh".
Cả Phạm Ngũ Lão và Trương Hán Siêu đều ý thức được sức mạnh to lớn của quân dân ta:
“Hoàng sóc giang sơn cáp kỷ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”
(Thuật Hoài)
Và:
“Thuyền bè muôn đội
Tinh kì phấp phới
Tì hổ ba quân
Giáo gươm sáng chói”
(Bạch Đằng giang phú)
Có được sức mạnh nuốt sao trời đó là nhờ sự đoàn kết quân dân, tướng sĩ một nhà. Và điều gì đã tạo nên sự đoàn kết đó nếu không phải là lòng yêu nước thiết tha của nhân dân ta, là lòng tự hào về giang sơn gấm vóc nhất định phải giữ gìn. Từ đó tạo nên truyền thống giữ nước mà ngàn đời sau vẫn còn được ca ngợi:
“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bởi đất xưa thuở trước Ngô Chúa phá Hoàng Thao” .
(Trích Bạch Đằng giang phú)
Công lao mà các vị anh hùng đã đóng góp cho đất nước là không thể nào phủ nhận được. Chính những đóng góp đó đã góp phần hình thành nên truyền thống giữ nước của dân tộc, em càng yêu hơn đất nước, quê hương mình và thầm cảm ơn các tác giả đời Trần đã để lại cho đời sau những áng văn thơ tuyệt tác để giúp em hiểu hơn về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc, về một thời kì vàng son đã đi qua nhưng mãi mãi không bao giờ phai mờ.
BÀI LÀM 2
1. Trần Quang Khải (1241 - 1294) cùng với Trần Hưng Đạo là hai vị tướng có công lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông ở đời Trần. Ông không chỉ lập công mà còn lập đức, biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên mọi hiềm khích cá nhân. Ông không chỉ là một võ tướng có tài mà còn là một người giỏi văn thơ. Tập thơ Lạc đạo (Vui với đạo) của ông hiện còn lại 11 bài, trong đó có bài Tụng giá hoàn kinh sư.
Bài thơ ra đời trong một thời đại tràn đầy "hào khí Đông A", hào khí mạnh mẽ của tinh thần độc lập, tự chủ tự cường. Khoảng cuối năm 1284, đầu năm 1285, quân Nguyên ào ạt tấn công nước ta lần thứ hai. Hai vua Trần đã phải rời kinh đô, có lúc sống long đong trên sông nước. Nhưng chỉ mấy tháng sau, tháng 4 năm Ất Dậu (1285) lại thắng chúng ở trận Chương Dương, đuổi đạo quân Thoát Hoan chạy dài trên phía Bắc, giải phóng Thăng Long, hai vua Trần trở về kinh đô. Trần Quang Khải đi hộ tống xa giá và trong bữa tiệc mừng chiến thắng ông đã ứng khẩu đọc bài thơ này.
2. Trong hai câu đầu, chỉ có mười âm tiết, tác giả đã tạo được ấn tượng sâu đậm về hai trận thắng oanh liệt của quân dân Đại Việt. Mỗi trận đánh được biểu hiện bằng một hình ảnh riêng. Trận ở bến Chương Dương, quân ta đoạt vũ khí của địch mà đánh địch, chứng tỏ thế và lực của quân ta rất mạnh mẽ. Trận cửa Hàm Tử, quân ta không chỉ tiêu diệt mà còn bắt sống nhiều tên giặc tức là đã đánh gục cả sức mạnh vật chất lẫn ý chí chiến đấu của kẻ xâm lược; đây cũng là lần đầu tiên những địa danh Việt Nam bước vào thơ bác học với bao niềm cảm phục, tự hào và tình yêu thiết tha với Tổ quốc.
Đáng chú ý là trong lịch sử, trận đánh Hàm Tử vào tháng 4 năm Ất Dậu, trận thắng Chương Dương vào tháng 6, nhưng bài thơ lại nói Chương Dương trước. Ở đây lôgic của cảm hứng đã lấn át cả lôgic về thời gian vì trận Chương Dương mới hơn, vừa xảy ra, lại là trận đánh hết sức vang dội, cổ sự đóng góp về tài trí mưu lược rất to lớn của chính Trần Quang Khải. Sau chiến thắng này Thăng Long được giải phóng, Trần Quang Khải đã hộ tống Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh đô trong niềm vui chiến thắng tưng bừng của toàn dân.
Có cảm giác mọi cảm xúc rạo rực, hân hoan trước chiến công đều đã được nén lại, ẩn khí trong những lời thông báo ngắn gọn, chắc nịch, mang dáng vẻ lạnh lùng mà đanh thép theo phong cách ngôn ngữ của một vị tướng quen cầm quân đánh giặc. Nhưng rõ ràng đằng sau hai câu thơ rất cô đúc ấy là niềm vui sướng vô biên và tư thế hào hùng của người Đại Việt, là hình ảnh hiên ngang của thượng tướng Trần Quang Khải vừa qua cuộc đọ sức quyết liệt với kẻ thù.
3. Nếu hai câu đầu là cảm xúc về quá khứ hào hùng thì hai câu sau là sự cô đọng, kết tinh bao suy tưởng, dự cảm về hiện tại và tương lai của dân tộc, của đất nước.
Trước hết, câu thơ "Thái bình nên gắng sức" thể hiện niềm vui sướng của cả dân tộc khi cuộc sống thanh bình trở lại, không còn giặc đã, khói lửa, binh đao, không còn cảnh đầu rơi máu chảy, tan tác biệt ly. Nhưng thái bình còn có nghĩa là cuộc sống vui tươi, no ấm, mọi nhà hạnh phúc, đất nước phồn vinh. Để có cuộc sống như thế, không bị giặc ngoại xâm đe dọa thì mọi người không thể quá thỏa mãn với chiến thắng, sinh ra tư tưởng nghỉ ngơi, chỉ muốn an hưởng mọi vui thú mà "nên gắng sức", nghĩa là phải phấn đấu vượt lên bao gian khổ và vất vả trước mắt với ý chí quyết tâm và nghị lực lớn lao. Có thể nói câu thơ rất cô đúc nhưng ý tứ lại sâu xa, bao gồm cách lập luận nhân quả rất chặt chẽ, đầy sức thuyết phục mọi người. Phải là một người biết lo toan, có trí tuệ sáng suốt, biết nhìn xa, trông rộng mới có được một câu thơ như thế.
Câu thơ cuối nằm trong quan hệ điều kiện với câu thơ trên, bởi vì chỉ có sự gắng sức của mọi nhà, mọi người của dân tộc, Tổ quốc mới vững chãi suốt "ngàn thu", theo cách nói ước lệ của văn chương cổ điển cũng có nghĩa là "muôn đời". Thực ra niềm tin ấy không chỉ có cơ sở từ sự gắng sức của toàn dân Đại Việt trong hiện tại và tương lai, mà còn có cơ sở sâu xa từ quá khứ hào hùng của dân tộc với những chiến công rực rỡ như Hàm Tử, Chương Dương... Cùng một cảm hứng xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai như thế có thể kể tới lời thơ của Trần Nhân Tông: "Xã tắc hai phen chồn ngựa đá - Non sông nghìn thuở vững âu vàng".
4. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng lại ẩn chứa bao nội dung và ý nghĩa sâu xa. Nó vừa là lời tâm tình của Trần Quang Khải, vừa vang vọng hào khí của cả một dân tộc, một thời đại, đó là khí thế quyết chiến thắng giặc ngoại xâm và niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của đất nước.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7