Đề: Tìm và lập dàn ý chi tiết về bài: Lòng yêu nước của nhân dân ta của chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó nhận xét về lập luận để chứng minh của tác giả

Khái quát lòng yêu nước là một truyền thống quí báu của dân ta, nhất là khi Tổ quốc bị xâm lăng nó lại thể hiện mạnh mẽ.

BÀI LÀM

1. Dựa vào hệ thống lý luận của bài văn tả lập dàn ý đại cương và sau đó lập dàn ý chi tiết cho đoạn văn.

Dàn ý đại cương:

I. Đặt vấn đề: Khái quát lòng yêu nước là một truyền thống quí báu của dân ta, nhất là khi Tổ quốc bị xâm lăng nó lại thể hiện mạnh mẽ.

II. Giải quyết vấn đề:

A - Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. (dẫn chứng)

B - Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước, (dẫn chứng)

III. Kết thúc vấn đề:

Ca ngợi giá trị của lòng yêu nước và nêu hướng phát huy giá trị đó.

Dàn ý chi tiết:

I. Đặt vấn đề:

- Khái quát về vấn đề: lòng yêu nước nồng nàn là một truyền thống quí báu của dân ta.

- Nhấn mạnh yêu cầu chứng minh: tinh thần yêu nước sôi nổi mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, nó là một sức mạnh vô địch.

II. Giải quyết vấn đề:

A - Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta:

- Nêu dẫn chứng (Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lơi, Quang Trung...)

- Từ dẫn chứng, khẳng định: các vị anh hùng là tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.

B - Đồng bào ta ngày nay cũng phát huy cao độ tinh thần yêu nước:

- Từ già đến trẻ.

- Trong nước đến ngoài nước.

- Nhân dân miền ngược, miền xuôi.

- Mọi thành phần người (bộ đội, công chức; thanh niên, phụ nữ; nông dân, công nhân...).

- Khẳng định ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước và rất đáng quí.

III. Kết thúc vấn đề:

- Ca ngợi giá trị của lòng yêu nước (như một truyền thống rực rỡ, chói sáng, đáng quí trọng).

- Nêu phương pháp phát huy giá trị đó (mọi người đều phải thể hiện và phát huy lòng yêu nước thành một sức mạnh vĩ đại).

2. Nhận xét cách lập luận để chứng minh vấn đề của tác giả:

+ Ở phần đặt vấn đề, tác giả khái quát vấn đề cần chứng minh bằng một câu ngắn gọn có dùng đảo từ để nhấn mạnh “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Nhấn mạnh đó là “một truyền thống quí báu” rồi mô tả bằng hình tượng “làn sóng vô cùng to lớn” để tạo sự chú ý, gây cảm xúc cho người đọc.

+ Ở phần giải quyết vấn đề, tác giả minh họa cho điều đã khái quát trên bằng một trình tự gồm hai giai đoạn (xưa và nay) cụ thể:

- Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

- Nói đến tinh thần yêu nước xưa kia, tác giả lí luận: các vị anh hùng dân tộc - tiêu biểu của một dân tộc anh hùng; nói đến giai đoạn ngày nay, tác giả lý luận: ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc - có khác nhau nơi làm việc nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. Trình tự lập luận như vậy chặt chẽ và hợp lý khi kết hợp với dẫn chứng.

+ Ở phần kết thúc vấn đề, tác giả dùng lý lẽ nâng cao vấn đề thành việc tóm tắt giá trị của lòng yêu nước (như các thứ của quý) và nêu ra biện pháp kế thừa cái đẹp đó.

Ngữ “tinh thần yêu nước”, “nồng nàn yêu nước” được lặp lại để liên kết lý lẽ, gia tăng tính chất chặt chẽ, gắn bó của lý lẽ bài văn.

3. Nhận xét cách trình bày dẫn chứng trong từng ý:

+ Ở ý một (chứng minh tinh thần yêu nước xưa kia), tác giả dẫn chứng bằng một trình tự các tên tuổi anh hùng theo thời gian trước sau: thời đại Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... để minh họa cho “những làn sóng” của lòng yêu nước - một dân tộc anh hùng (sự nghiệp cứu nước là của quần chúng).

+ Ở ý hai (chứng minh tinh thần yêu nước ngày nay), tác giả không nêu rõ tên tuổi cụ thể, nhưng lại hết sức tiêu biểu bằng những thành phần người (để chính người đọc cùng thời tự liên hệ đến những tên tuổi mà tác giả không thể kể ra hết được với một số lượng đông đảo!) như: cụ già, các cháu nhi đồng, đồng bào các miền...

Lúc sau, tác giả lặp lại các chứng minh ấy nhưng lại nêu cụ thể hành vi của họ để mang tính thuyết phục: chiến sĩ nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc, tiêu diệt giặc... những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội...

Ta có thể nói ý hai, hai cách chứng minh dẫn chứng có kiểu giống nhau nhưng vẫn thuyết phục ở sự tiêu biểu, cụ thể, có thực của nó.

Tác giả đã chọn lọc và sử dụng dẫn chứng để chứng minh rất tiêu biểu; chính xác và phong phú nên rất thuyết phục.

Các bài học liên quan
Đề: Hãy phân tích nhân vật Va-ren để thấy tài châm biếm của Nguyễn Ái Quốc trong bài “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”.
Đề: Em hãy dựa vào hiện tượng trên, dựng một câu chuyện ngắn cổ nhân vật là em và cây táo nhằm biểu hiện một suy nghĩ mà hiện tượng trên đã gợi cho em.
Đề: Một lần, em được nghe mẹ kể truyện “Sự tích trầu cau” Trong giấc mơ, em như thấy mình đã đến được cánh rừng, nơi có ba anh em đang yên nghỉ. Em đến bên họ và nói những lời viếng thăm. Hãy kể và tả lại cảnh đó.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 7 mới cập nhật