Đề: Nghệ thuật biểu hiện của Nguyễn Ái Quốc qua tác phẩm “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”

Đây là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn Ái Quốc viết vào đầu những năm 20 của thế kỉ này. Bút pháp rất hiện đại. Nghệ thuật châm biếm hết sức sắc bén.

BÀI LÀM

Đây là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn Ái Quốc viết vào đầu những năm 20 của thế kỉ này. Bút pháp rất hiện đại. Nghệ thuật châm biếm hết sức sắc bén.

Những nét trội nhất về nghệ thuật của thiên truyện là gì? Ấy là:

- Cách trần thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn.

- Cách khắc họa nhân vật rất thành công.

- Sử dụng thủ pháp đối lập đầy sáng tạo.

1. Nghệ thuật trần thuật:

Truyện kể cuộc hành trình của Varen từ Pháp sang Đông Dương nhận chức Toàn quyền với trách nhiệm đầu tiên là gặp Phan Bội Châu để dụ hàng nhà cách mạng này. Y đáp tàu từ Mácxây đến Sài Gòn rồi từ Sài Gòn qua Huế ra Hà Nội gặp Phan Bội Châu tại nhà lao Hỏa Lò.

Trước khi sang Đông Dương, Varen hứa sẽ “chăm sóc” vụ Phan Bội Châu. Tác giả đặt câu hỏi: Y sẽ “chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra sao”.

Trong khi Phan Bội Châu nằm trong tù và khi dân Việt Nam đấu tranh đòi thả nhà cách mạng thì cuộc hành trình của Varen lại hết sức kéo dài. Tác giả đối lập tính chất cấp bách của việc thả Phan Bội Châu với sự dềnh dàng của cuộc hành trình. Sự giả dối của lời hứa hẹn của tên thực dân thể hiện trước hết ở đó.

Truyện kể từng chặng hành trình kéo dài của Varen, mỗi chặng lại kết thúc bằng điệp khúc:

Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù”.

Chặng thứ nhất từ Mácxây đến Sài Gòn, đi đường biển đến 4 tuần lễ.

Nhưng đến Sài Gòn thì y lại “bận” dự các cuộc chiêu đãi, tiếp rước, chúc tụng, rồi lại phải tiến hành cuộc tuần du linh đình qua các phố sá với những hàng rào người khom lưng bên đường.

Từ Sài Gòn ra Hà nội, y dừng lại ở Huế, vào hoàng cung dự yến tiệc và nhận huy chương của Hoàng đế An Nam Khải Định.

Cuối cùng y cũng đến Hà Nội và gặp Phan Bội Châu.

Cuộc gặp gỡ diễn ra như một màn kịch - một màn hài kịch. Trong màn kịch này chỉ có một người nói, nói rất nhiều, trổ hết tài ngôn luận để thuyết phục đối phương. Ấy là Varen, còn Phan Bội Châu thì tuyệt nhiên không nói một lời nào cả.

Tác giả đặt tên truyện là “Những trò lố”. Tất nhiên những trò lố là của Varen và bọn tay sai ở thuộc địa. Ấy là những trò đón rước nhặng xị rối rít, tất cả đều như những con rối bị giật dây - kể cả bọn đón rước và kẻ được đón rước.

Nhưng những trò lố đó được đánh giá như thế nào qua con mắt của nhân dân Việt Nam? Tác giả dựng lên một đoạn mô tả Varen qua những lời nhận xét không một chút kính trọng của những người dân. Còn một nhà nho thì khinh bỉ ra mặt với nhận xét về cái tướng hình nham hiểm của y: “rậm râu sâu mắt”.

Đoạn tả Varen được đón tiếp ở Huế, tác giả có lối viết thật hóm hỉnh:

Đức Kim Thượng Khải Định sẽ thỉnh ông Varen thăm hoàng cung, và ông Varen sẽ vào. Hoàng thượng Khải Định sẽ thỉnh ông Varen dự yến, và ông Varen sẽ ăn (...). Ngài cài lên ngực ông Varen loại tưởng lệ phong tặng cao quý nhất của Hoàng triều: Nam Long bội tinh, và thế là ông Varen được gắn mề đay”. Đúng là những trò hề, những hành vi, cử chỉ máy móc, như có người giật dây hay vặn dây cót vậy.

Cái đích của Varen là thuyết hàng Phan Bội Châu, y tỏ tự tin và đầy hi vọng nên ăn nói trơn tru, thao thao bất tuyệt. Nhưng kết quả ra sao? Phản ứng của Phan Bội Châu thế nào? Người đọc hồi hộp chờ đợi. Tác giả chi tiết lộ một chút “bí mật” qua nhận xét của một vài nhân chứng với thái độ làm ra vẻ kín đáo và dè dặt.

Một anh lính dõng quả quyết “có thấy đôi ngọn râu mép của người tu nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra một lần thôi”.

Một kẻ khác lại quả quyết: “Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Varen”.

Điều bí mật thứ hai này đặt vào đoạn tái bút để càng kéo sự chú ý của độc giả. Đó là một cái tát cực mạnh vào mặt Varen nhưng lại diễn đạt bằng giọng thầm thì, và ẩn sau cái giọng ấy là một nụ cười hóm hỉnh mà vô cùng hả hê của nhà ái quốc.

Thực ra đây chỉ là một cuộc hành trình diễn ra trong tưởng tượng của Nguyễn Ái Quốc. Vậy mà qua lời thuật kể, người đọc như được thấy từng bước đi của Varen hiện ra rõ mồn một và hết sức linh động qua ống kính chăm chú của một phóng viên thời sự thông minh, sắc sảo vậy.

2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật

Nhân vật chính của tác phẩm là Varen. Chủ đề chính của Nguyễn Ái Quốc là Varen một cái tát bằng cách lột trần bản chất của một kẻ phản bội lý tưởng của mình (lý tưởng xã hội chủ nghĩa) để trở thành một tên thực dân xảo trá, đê tiện nhất.

Varen được mô tả như một nhân vật hài kịch.

Để chuẩn bị cho vai hề này ra sân khấu, tác giả có vài lời giới thiệu vắn tắt, nhưng để khán giả thấy đây là một kẻ dối trá như bất cứ tên thực dân nào khác.

"Do sức ép của công luận ở Pháp và ở Đông Dương, ông Varen đã nửa chính thức hứa (...) giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa..."

Tác giả cho Varen bước hẳn ra sân khấu khi y tới sài Gòn.

Trên cái nền phông “Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo” của một thành phố thuộc địa, Varen xuất hiện cũng chẳng ra người ra ngợm gì: trên chóp sọ có cái mũ hai sừng, áo dài kiểu cách rất lạ, đôi bắp chân thù bọc ủng, mặt thì “rậm râu, sâu mắt” rất đáng ngại.

Cuộc đón tiếp viên Toàn quyền càng om sòm và nhốn nháo hơn khi y tới Huế. Và ở đây tác giả đã nói đến tính chất máy móc kiểu con rối của tên thực dân.

Trong cuộc hành trình của Varen ra đến Huế, tác giả không cho y nói năng gì cả. Sự xảo trá của y mới bộc lộ ở sự đi đứng, ăn tiệc, nhận huy chương một cách huyênh hoang bắng nhắng, nhặng xi, rối rít rất thiếu tự nhiên.

Nhưng ra đến Hà Nội, gặp Phan Bội Châu thì tác giả lại cho hắn nói rất nhiều, sự máy móc và tính chất con rối ở đây thể hiện y như một cái kèn hát được vặn dây cót cứ thế tuôn ra liên tục kèm theo giọng điệu và cử chỉ đã được chuẩn bị sẵn:

... Tôi đem tự do đến cho ông đây! Varen tuyên bố vậy, tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm".

Hình ảnh này có ý nghĩa như một biểu tượng của sự bịp bợm của tên thực dân: Cái tự do mà Varen đem đến cho Phan Bội Châu là tự do trong xiềng xích, tự do trong nô lệ, tự do với điều kiện phản bội lí tưởng, đầu hàng bọn cướp nước...

Đây là một đoạn dựng chân dung rất đặc sắc. Dựng bằng chính ngôn ngữ của nhân vật: lời lẽ ra vẻ chân thật với những: “Than ôi”, “Trời ơi”, “Ô! Ông nghe tôi”, “nhờ Chúa”... nhưng nội dung thì xảo quyệt. Nhiều danh từ tốt đẹp, hoa mĩ được phát ngôn bừa bãi: “tự do”, “danh dự”, “khai hóa”, “công lí”, “cao thượng”, “hi sinh”, “quốc gia tân tiến”, “nền dân chủ hào hứng”, “khoan dung”, “đoạn tuyệt với những lầm lạc của tuổi trẻ”... để che đậy cho một tâm địa hèn hạ nhất: phản bội (“đốt cháy những gì mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mình đã đốt cháy").

Những lời lẽ ba hoa rỗng tuếch và xảo trá đó vấp phải thái độ Phan Bội Châu trở thành vô nghĩa lý (“chẳng khác gì nước đổ lá khoai”).

Các bài học liên quan
Đề: Em hãy dựa vào hiện tượng trên, dựng một câu chuyện ngắn cổ nhân vật là em và cây táo nhằm biểu hiện một suy nghĩ mà hiện tượng trên đã gợi cho em.
Đề: Một lần, em được nghe mẹ kể truyện “Sự tích trầu cau” Trong giấc mơ, em như thấy mình đã đến được cánh rừng, nơi có ba anh em đang yên nghỉ. Em đến bên họ và nói những lời viếng thăm. Hãy kể và tả lại cảnh đó.
Đề: Em hãy giải thích câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 7 mới cập nhật