NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngôi kể:

- Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.

- Khi người kể xưng tôi -> ngôi thứ nhất.

- Khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể, thì gọi là ngôi kể thứ ba.

2. Các ngôi kể thường gặp trong tác phẩm tự sự:

a. Ngôi kế thứ 3.

- Người kể gọi tên các nhân vật: chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt.

- Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

- Đây là ngôi kể hay được sử dụng.

b. Ngôi kể thứ nhất. 

- Khi người kể xưng “tôi” là cách chọn ngôi kể thứ nhất.

Dế Mèn tự xưng là "tôi" - nhưng “tôi” không phải là tác giả Tô Hoài. 

- Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, nghĩ...

- Đây cũng là cách kể thường gặp trong văn tự sự.

3. Vai trò của các ngôi kể trong văn tự sự.

Khi kể, người ta có thể hoàn toàn tự do lựa chọn ngôi kể (hoặc ngôi thứ 3, hoặc ngôi thứ nhất).

a. Ngôi kể thứ nhất: có hai kĩ năng.

- Nhân vật “tôi”, chính là tác giả (thường gặp trong hồi kí, tự truyện).

- Nhiều khi “tôi” không phải là tác giả mà hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra. Khi ấy “tôi’’ chỉ là một nhân vật trong truyện tự kể về mình, về những điều mình tai nghe, mắt thấy...

- Khi đã sử dụng ngôi thứ nhất, tác giả vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể chuyện.

- Ưu điểm: mang đậm tính chủ quan.

- Nhược điểm: thiếu tính khách quan.

b. Ngôi kể thứ 3

- Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng.

- Ưu điểm: tính khách quan được thể hiện rõ.

- Nhược điểm: thiếu đi tính chủ quan.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn:

Ngày nào cũng vậy, suốt buổi tôi chui vào trong hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Gợi ý:

Định hướng. Thay các từ “tôi” bằng từ “Dế mèn”

- Đoạn mới giàu tính khách quan, như là đang xảy ra, hiển hiện trước mắt người đọc qua giọng kể của người ngoài cuộc.

2. Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn:

Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo già của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.

(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)

Gơi ý:

- Thay tất cả từ “Thanh” bằng từ “tôi”.

- Đoạn mới giàu tính chủ quan, hồi tưởng lại một sự việc đã xảy ra qua giọng kể của người trong cuộc.

3. Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?

Gơi ý:

Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ 3. Vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể.

4. Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?

Gợi ý:

Trong truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ 3 mà không kể theo ngôi thứ nhất. Vì:

- Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích;

- Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và cả các nhân vật trong truyện.

5. Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể nào?

Gợi ý;

Khi viết thư cần sử dụng ngôi kể thứ nhất để bộc lộ rõ tính chủ quan, chân thực, riêng tư.

Nếu sử dụng ngôi thứ 3 thì nội dung thư lại có nguy cơ thiếu chân thực trước người nhận.

Các bài học liên quan
EM BÉ THÔNG MINH
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
THẠCH SANH
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
SỌ DỪA

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật