Luyện tập bài Ngôi kể trong văn tự sự trang 89 SGK Văn 6

Bài 4: Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể chuyện theo ngôi thứ nhất?

Bài 1: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thuộc bài tập 1 SGK thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn.

Trả lời:

-  Thay tất cả những từ tôi bằng từ Dế Mèn hoặc Mèn.

-   Đoạn mới mang tính khách quan như là đã xảy ra.

Bài 2: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thuộc bài tập 2 SGK thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể mang lại điều gì khác cho đoạn văn?

Trả lời:

-  Thay tất cả các từ Thanh, chàng bằng từ tôi, ngôi kể tôi tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn.

Bài 3: Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?

Trả lời:

Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ ba, vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể.

Bài 4: Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể chuyện theo ngôi thứ nhất?

Trả lời:

Trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất vì:

-   Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích.

-  Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện.

Bài 5: Khi viết thư em sử dụng ngôi kể nào?

Trả lời:

Khi viết thư cần sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng tôi hoặc mình, em, anh, con... Đó là những danh từ được dùng như đại từ ngôi thứ nhất số ít).

Sử dụng ngôi thứ nhất bày tỏ được tình cảm chân thực trước người nhận thư.

Bài 6: Kể về cảm xúc của em khi nhận được quà của người thân

Trả lời:

-  Dùng ngôi thứ nhất để kể.

-  Duy trì đại từ xưng hô (người kể xưng tôi).

-  Kể lần lượt các chi tiết:

+ Lí do được nhận quà.

+ Món quà đó là gì? Nó giúp ích cho em ra sao?

+ Mừng vui như thế nào khi nhận được món quà đó của người thân?

-  Niềm hạnh phúc của em khi được mọi người quan tâm chăm sóc.

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Phân tích truyện Thầy bói xem voi
Soạn bài Thầy bói xem voi trang 103 SGK Văn 6

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật