Đề bài: Trình bày vắn tắt quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực phê phán nói riêng và là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Sở dĩ Nam Cao có được vị trí xứng đáng như vậy bởi cả cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn trăn trở suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”, ông cũng rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề bài: Nêu vắn tắt sự nghiệp văn học của Nam Cao.
- Đề bài: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực phê phán nói riêng và là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Sở dĩ Nam Cao có được vị trí xứng đáng như vậy bởi cả cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn trăn trở suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”, ông cũng rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Tất cả những gì mà Nam Cao để lại cho cuộc đời chính là tấm gương của một người "trí thức trung thực vô ngàn" luôn tự đấu tranh vươn tới cái đẹp. Tấm gương ấy, người đọc có thể thấy rõ ngay từ quan điểm nghệ thuật đúng đắn, tiến bộ của Nam Cao.
Văn chương phải có tác dụng với con người, cuộc sống phải mang lí tưởng nhân đạo.
Quan điểm này được Nam Cao thể hiện rõ qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa khi nói về một tác phẩm có giá trị: “Một tác phẩm thật giá trị phải là một tác phẩm chung cho cả loài người, Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gắn người hơn”.
Theo Nam Cao, những vấn đề cốt lõi nhất làm nên giá trị của một tác phẩm là: văn chương vừa nói lên nỗi đau nhân tình, vừa tiếp thêm sức mạnh cho con người, văn chương phải góp phần vào cuộc đấu tranh vì chân lý, lẽ phải, và sự công bằng của xã hội. Văn chương góp phần thanh lọc tâm hồn, làm cho con người trở nên tốt hơn, nhân ái hơn, làm cho con người được sống trong tình thương yêu, nghĩa là văn chương góp phần nhân đạo hóa con người.
Văn chương là sáng tạo, sáng tạo về cả nội dung và hình thức
Quan điểm nghệ thuật này được thể hiện qua lời nhân vật Hộ trong Đời thừa: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.
Với câu nói trên Nam Cao đã nêu được đặc trưng của văn chương là sáng tạo. Bởi lẽ văn chương không chỉ là nghề nghiệp mà còn là cuộc đời. Nhà văn dù khéo tay nghề đến đâu, nếu thiếu cái tâm thì công việc của anh ta cũng chỉ là kĩ xảo, làm theo vài kiểu mẫu đã có sẵn. Cuộc sống không ngừng sáng tạo, vì vậy văn chương cũng phải không ngừng sáng tạo mới có thể phản ánh chân thực cuộc sống, mới không bị lạc hậu trước cuộc sống.
Với Nam Cao, sáng tạo trong văn chương là những tìm tòi mới về nội dung, những sáng tạo mới về hình thức. Điều này không chỉ đơn thuần là nhận thức mà còn thể hiện một cách sinh động trong sự nghiệp văn học của Nam Cao.
Nam Cao đã tìm tòi, sáng tạo mới về nội dung. Ở đề tài nông dân và người trí thức, thì Nam Cao là người đến muộn, vậy mà ở những đề tài quen thuộc ấy Nam Cao có những khám phá, vẫn mở được lối đi riêng. Ở đề tài người nông dân, tác giả đi sâu phản ánh, lí giải tình trạng người nông dân bị tha hóa, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện và sự thức tỉnh lương tâm của người trí thức nghèo trong xã hội cũ, đồng thời cũng phản ánh quá trình tự vươn lên của người trí thức chân chính.
Nam Cao có những cách tân lớn về nghệ thuật. Ngôn ngữ kể chuyện có cả ba sắc thái: ngôn ngữ trực tiếp (lời của nhân vật nói trong tác phẩm); ngôn ngữ gián tiếp (lời của tác giả); ngôn ngữ nửa trực tiếp (lời tác giả đen xen lời nhân vật). Ngôn ngữ tác phẩm thể hiện sinh động giọng điệu, tâm trạng suy nghĩ của nhân vật và người kể chuyện.
Nam Cao là nhà văn có biệt tài miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. Ông tỏ ra đặc biệt sắc sảo trong việc diễn tả những trạng thái, những quá trình tâm lý phức tạp. Có khi ông tập trung miêu tả diễn biến tâm trạng để khắc họa tính cách (Hộ trong Đời thừa), có khi lại chú ý miêu tả diện mạo, hành động, cử chỉ để bộc lộ tính cách (Hoàng trong Đôi mắt) có khi vừa kết hợp miêu tả diện mạo với tâm trạng để khắc họa tính cách (Chí Phèo).
Về kết cấu, Nam Cao đã phá vỡ lối kết cấu theo trình tự thời gian, phá vỡ lối kết thúc có hậu của văn học truyền thống và sáng tạo kiểu kết cấu hiện đại dựa trên cơ sở vận động tâm lý (truyện ngắn Chí Phèo).
Phủ nhận nghệ thuật lãng mạn thoát li, khẳng định nghệ thuật hiện thực gắn bó với đời sống.
Quan điểm trên của ông thể hiện qua lời của nhân vật Điền trong truyện ngắn Giăng sáng: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”.
Nam Cao sử dụng hình tượng “ánh trăng lừa dối” để nói về nghệ thuật lãng mạn thoát li, thứ nghệ thuật này tuy đẹp, tuy hấp dẫn nhưng nó cũng giống ánh trăng lừa dối. Lừa dối bởi vì nó che lấp cái hiện thực đời sống, nó làm đẹp, nó thi vị hóa cả những cái thật ra chỉ tầm thường xấu xa. Nhà văn không phê phán ánh trăng nói chung mà chỉ phê phán ánh trăng lừa dối cũng có nghĩa là không phê phán nghệ thuật lãng mạn nói chung mà chỉ phê phán nghệ thuật lãng mạn thoát ly cuộc sống.
Hình tượng “tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than” là để nói về nghệ thuật hiện thực hướng tới cuộc sống, gắn bó với cuộc sống. Đó là nghệ thuật vì cuộc sống con người, vì cuộc sống của quảng đại quần chúng nhân dân. Văn chương vừa nói lên những khát vọng cao đẹp, vừa nói lên những đau khổ của quần chúng nhân dân.
Thực chất quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là khẳng định: “nghệ thuật vị nhân sinh” đồng thời phủ nhận “nghệ thuật vị nghệ thuật”.
Đời thừa được sáng tác vào cùng thời gian với Giăng sáng nhưng viết sau nên có sự kế thừa và phát triển quan điểm nghệ thuật đã có trong Giăng sáng. Trong truyện ngắn Giăng sáng, Nam Cao mới nêu lên sự đối lập giữa nghệ thuật lãng mạn thoát ly với nghệ thuật hiện thực gắn bó với đời sống. Đen Đời thừa, nhân vật còn nêu lên sự đối lập giữa nghệ thuật hiện thực chỉ miêu tả cái bên ngoài. Qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã khẳng định nghệ thuật chân chính phải chứa đựng tư tưởng nhân đạo “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…”. Nó làm cho người gắn người hơn. Điều này thể hiện qua chi tiết nghệ thuật Hộ phê phán một cuốn tiểu thuyết có tên là Đường về và coi đó là cuốn sách không có giá trị vì nó chỉ tả được cái bên ngoài của xã hội.
Những quan điểm nghệ thuật của Nam Cao cho thấy ông luôn “nhập cuộc” văn chương bằng một cái tâm trong sáng, đầy nhiệt huyết. Chính sự “nhập cuộc” này dẫn đường cho ngòi bút của ông đi đúng hướng và tỏa sáng. Những sáng tác và quan điểm nghệ thuật của Nam Cao sẽ là bài học quý báu cho các thế hệ nhà văn trẻ hôm nay tiếp bước đến xứ sở của văn chương chân chính.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo