Những bí quyết dành điểm cao môn Văn là gì?

Nhìn chung thì cấu trúc đề thi môn Văn năm 2018 so với năm 2017 cũng không có gì khác nhiều. Muốn có thể đạt được điểm cao trong môn học này thì học sinh cần phải nắm vững cách làm từng phần của đề thi. Với bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đạt điểm cao môn Văn.

Bí quyết làm bài đối với phần đọc hiểu (3,0 điểm)

Phần này sẽ kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh. Trong một đề sẽ có 4 câu hỏi thì mức độ khó sẽ chia đều ra như sau: phần nhận biết – phần thông hiểu – và phần vận dụng.

Tuy nhiên, ngân hàng đề thi ra khá là nhiều. Vậy làm sao để có thể học tốt? Người học Văn bắt buộc phải biết những câu hỏi nào thì thường gặp, câu hỏi nào thì ít gặp để xác định trọng tâm ôn luyện sao cho có hiệu quả nhất. Với những chi tiết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn xác định trọng tâm để ôn tập.

Bạn cần nắm cấu trúc đề thi văn để làm cho tốt. 

+ Câu 01: Đây là câu kiểm tra kiến tức về Tiếng Việt và văn học. Ở câu này, bạn cần nắm vững những phương thức biểu đạt (tự sự, nghị luận, biểu cảm hay là miêu tả…), các phong cách ngôn ngữ (báo chí, sinh hoạt, nghệ thuật hay chính luận,…), các phương thức lập luận (diễn dịch, quy nạp hay là tổng phân hợp,…), các đề tài và thể thơ.

+ Câu 02: Là câu kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh. Các dạng câu hỏi ở câu này sẽ là: "Theo tác giả, (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) có nghĩa là gì?", hay "Anh/ Chị hiểu thế nào về (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) có trong văn bản mà bạn đọc?"...

+ Câu 03: Chính là câu kiểm tra năng lực thông hiểu của người đọc. Thông thường chúng ta sẽ gặp các dạng câu hỏi như: Vì sao tác giả cho rằng (ý kiến)? Bạn hãy cho biết tác dụng của biện pháp tư từ (thông thường sẽ là biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ hay là liệt kê,…)

+ Câu 04: Chính là câu kiểm tra năng lực vận dụng của người học (thông thường đây chính là câu kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, các kỹ năng vào thực hành). Những dạng câu hỏi thường gặp sẽ là: "Thông điệp nào trong bài có ý nghĩa nhất với anh/chị?", hoặc là "Những bài học mà anh/chị có thể rút ra từ đoạn trích trên là gì?", hoặc là "Anh/Chị hãy đưa ra các giải pháp của bản thân mình đối với vấn đề được nêu ra trong đoạn trích"…

Đối với câu hỏi viết đoạn văn (2,0 điểm)

Đối với dạng câu hỏi này, bạn cần phải nắm vững những dạng văn nghị luận để có thể trả lời.

+ Đối với đoạn văn nghị luận thiên về một tư tưởng, đạo lý thì học sinh có thể trả lời 2 câu hỏi đơn giản sau: Tại sao? Và nếu thực hiện ngược lại thì như thế nào?

Để trả lời câu hỏi "Tại sao?", bạn cần phải sử dụng lý lẽ và dẫn chứng để bảo đảm được lập luận mà bạn đưa ra là hợp lý. Đồng thời, với câu hỏi "Ngược lại thì như thế nào?", bạn sẽ mở rộng sâu sắc hơn bài làm của mình.

+ Đối với đoạn văn nghị luận có nội dung về một hiện tượng đời sống (xã hội) thì bạn chỉ cần trả lời rõ ràng những câu hỏi sau: Vấn đề diễn ra như thế nào? Nó có tầm ảnh hưởng đến xã hội như thế nào? Nguyên nhân của vấn đề này là gì? Và biện pháp cải thiện ra làm sao?

+ Đối với đoạn văn nghị luận về đoạn trích trong phận đọc hiểu thì học sinh cần phải lựa chọn thông điệp trước khi bàn luận. Đoạn trích trong phần đọc hiểu sẽ có nhiều thông điệp. Chính bởi vậy, nhiệm vụ cảu học sinh phải đưa ra những lập luận dựa trên cơ sở nào mà chọn thông điệp đó, tiếp theo đó mà chúng ta cần trả lời câu hỏi Tại sao?, Nếu ngược lại thì như thế nào? Và quan trọng nhất là phải rút ra được kinh nghiệm cho bản thân.

Đối với các bài văn nghị luận văn học (5,0 điểm)

Đối với nghị luận văn học, bạn cần phải nắm vững kiến thức lớp 11 và 12.

Nhưng để trọng tâm hơn, chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý giúp bạn phân loại dạng đề để có thể tập trung ôn tập cho kỹ lưỡng:

+ Nghị luận về một đoạn thơ/bài thơ (nhất là đoạn trích thơ)

+ Nghị luận về đoạn trích hoặc tác phẩm văn xuôi (nghị luận về nhân vật/chi tiết/các tình huống truyện/…).

+ Nghị luận về ý kiến bàn luận về văn học.

+ Nghị luận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Thực tế, nhìn vào đáp án chính thức môn Văn, kì thi THPT quốc gia năm 2017 do bộ Giáo dục và Đào tạo công bố thì kiến thức nâng cao phần nghị luận văn học chỉ chiếm 20%, còn kiến thức cơ bản chiếm 50%.

Để có thể đạt được điểm cao, bạn cần phải nhóm tác phẩm (cả khía cạnh nội dung tác phẩm) theo các đề tài, chủ đề, theo các giai đoạn văn học, theo tác giả, và theo các khuynh hướng (lãng mạn, hiện thực, sử thi,...), cuối cùng là theo trào lưu và theo các thể loại (trữ tình - tự sự - kịch - nghị luận),... Điều này sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng trong các trường hợp khác nhau.

Đồng thời cùng với đó, người học cũng cần biết cách nắm kĩ các phong cách về mặt sáng tác, các quan điểm nghệ thuật của các nhà văn. Vì đề có thể đề bài sẽ đưa ra yêu cầu nhận xét để có thể thấy được điểm tương đồng hay khác biệt của các nhà văn thông qua hai đoạn trích thơ/văn xuôi hoặc là thông qua nhân vật văn học.

Chúc các bạn thi tốt và đạt kết quả cao!

Xem các bí quyết khác

Những bí quyết dành điểm cao môn Văn là gì?

Giải bài tập môn Ngữ Văn

Đề thi mới cập nhật

Top 10 trường học nổi bật