Soạn bài Ngữ cảnh (tiếp theo)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Vai trò của ngữ cảnh trong việc tạo lập văn bản a. Văn cảnh chi phối cách dùng từ, đặt câu
- Bài học cùng chủ đề:
- Viết bài tập làm văn số 1 lớp 11
- Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo
- Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vai trò của ngữ cảnh trong việc tạo lập văn bản a. Văn cảnh chi phối cách dùng từ, đặt câu
Trong quá trình tạo lập văn bản, văn cảnh có ảnh hưởng đến việc chọn lựa từ ngữ để sử dụng trong câu, việc tạo câu trong văn bản. Một từ khi được dùng trong câu phải phù hợp ở mức độ nhất định về ngữ nghĩa, về ngữ pháp với các từ ngữ trong câu.
b. Tình huống giao tiếp ảnh hưởng đến những đặc trưng phong cách của văn bản được tạo lập.
Văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tình huống giao tiếp cụ thể có ảnh hưởng đến đặc trưng phong cách của văn bản.
Nội dung giao tiếp, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp và cách thức giao tiếp sẽ quyết định đến việc lựa chọn từ ngữ, cách xưng hô, cách dùng từ ngữ mang sắc thái biểu cảm và cách thức diễn đạt…
2. Vai trò của ngữ cảnh trong việc đọc – hiểu văn bản
a. Văn cảnh giúp xác định từ ngữ được dùng trong văn bản
Văn cảnh là đầu mối quan trọng giúp người đọc nhận biết được từ nào (trong số các từ đồng âm), nghĩa nào (trong số các nghĩa của một từ đa nghĩa) đang được dùng trong văn cảnh.
Văn cảnh giúp người đọc hiểu được các từ ngữ liên quan đến đoạn văn bản đi trước (hoặc đi sau), chẳng hạn những từ ngữ như cô ấy, anh ấy, ông ta, nó, lúc đó, như vậy, như thế, v.v. chỉ có thể hiểu được khi liên hệ tới văn cảnh.
b. Tình huống giao tiếp cụ thể là nhân tố quy định cách hiểu ý nghĩa đích thực của câu nói
Tình huống giao tiếp cụ thể giúp hiểu được nghĩa của những từ ngữ mà nghĩa của chúng gắn bó mật thiết với tình huống nói năng, hôm qua, hôm nay, bây giờ, ở đây,…
Tình huống giao tiếp cụ thể giúp hiểu được nghĩa đích thực của câu nói, tức cái ý nghĩa (hàm ẩn hội thoại) mà người nói/ người viết muốn chuyển tải đến người nghe / người đọc.
Bối cảnh văn hoá, xã hội,… cũng quy định việc hiểu nghãi của câu nói.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Những ý nghĩa khác nhau của từ xuân trong những câu sau:
- Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân (1)
- Kiếp hồng nhan quá mong manh
Nửa chừng xuân (2), thoắt gãy cành thiên hương.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Từ xuân(1) chỉ mùa trong năm, mùa xuân.
Từ xuân(2) chỉ tuổi trẻ, độ tuổi đẹp nhất, sung mãn nhất.
- Khi người ta đã ngoài 70 xuân(3), thì tuổi tác càng cao, sức khoả càng thấp.
(Hồ Chí Minh – Di chúc)
Từ xuân(3) có nghĩa là tuổi, mỗi mùa xuân là tượng trưng cho một năm, một tuổi, 70 xuân là 70 năm, 70 tuổi.
2. Một bạn nói với bạn của mình:
“Đây không giận đấy đâu!”
a. Từ đây là từ được dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất.
b. Người nói tự xưng hô là “đây” và dùng từ "đấy" để chỉ người bạn của mình. Đây là cách xưng hô thân mật giữa hai người bạn.
3. Trong đoạn trích tuồng Đổng Mẫu, nhân vật Đổng Mẫu gọi Đổng Kim Lân (con trai Đổng Mẫu) là con và mi
- Gọi là con khi bà an ủi, động viên Kim Lân không được đầu hàng Lôi Nhược và Hổ Bôn. Cách xưng hô ấy thể hiện tình yêu thương của người mẹ.
- Gọi là mi khi thấy Kim Lân muốn thoả hiệp với Nhược Lôi để cứu mẹ. Cách gọi ấy thể hiện sự không bằng lòng của bà trước hành động của Kim Lân, để nhắc nhở Kim lân không nên thỏa hiệp, đồng thời thể hiện thái độ kiên trung của bà kiên quyết không để Kim Lân đầu hàng họ Tạ.
Trong giao tiếp hàng ngày, việc thay đổi cách xưng hô như vậy thể hiện sự thay đổi thái độ của người nói với người nghe.
Ví dụ:
Cha nói với con:
- Con phải học hành cho chăm chỉ để sau này thành tài cho rạng danh dòng họ.
- Anh phải học hành cho chăm chỉ để sau này thành tài cho rạng danh dòng họ.
- Mày phải học hành cho chăm chỉ.
Khi dùng từ con, thái độ của người cha là khuyên bảo, động viên con học tập tốt.
Khi dùng từ anh, thái độ của người cha là vừa là khuyên bảo, vừa có tính chất ép buộc, việc học tập được coi như là nghĩa vụ buộc phải thực hiện
Khi dùng từ mày, câu nói trở thành lời trách mắng, thiên về sắc thái giao tiếp suồng sã.
Những cách xưng hô như trên, trong nhiều trường hợp là do thói quen giao tiếp nói năng trong từng gia đình, từng địa phương quy định. Chẳng hạn, có trường hợp, dùng đại từ nhân xưng mày cũng chưa hẳn là thể hiện thái độ khó chịu.
4. Những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau của câu: “anh ăn cơm chưa?”
- Hỏi để bộc lộ sự quan tâm.
- Lời hỏi có tính chất như lời chào giữa hai người.
- Câu hỏi tu từ, ý muốn nói anh không nên ăn nữa vì anh đã ăn rồi.
- Muốn rủ nhân vật anh đi đâu đó nên hỏi xem có đi được hay không.
- Muốn nhờ anh làm một việc gì đó khó nói thẳng, dùng lời hỏi để dò trước.
…
5 Tình huống giao tiếp buộc người nói phải trình bày vấn đề một cách vòng vèo. Ví dụ:
- Đã gây là một sai sót nào đó trong công việc.
- Điều tế nhị, không tiện nói thẳng: Chê cái áo không đẹp, việc làm chưa tốt, kết quả công việc khiến người nói không hài lòng.
- Muốn nhờ người khác giúp một việc gì đó tế nhị hoặc phức tạp. ..
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo