Soạn bài Khóc Dương Khuê
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Dương Khuê (1839 – 1902) là người làng Vân Đình, huyện Ứng Hoà, Hà Tây. Đậu cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, sau đậu tiến sĩ nên còn được gọi là Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư. Dương Khuê là người có nhân cách, là một ông quan thanh liêm, chính trực
- Bài học cùng chủ đề:
- Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến.
- Cảm nhận về bài thơ Khóc Dương Khuê của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
- Phân tích Khóc Dương Khuê để cho thấy đây là khoảnh khắc tình bạn quân tử của Nguyễn Khuyến.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Dương Khuê (1839 – 1902) là người làng Vân Đình, huyện Ứng Hoà, Hà Tây. Đậu cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, sau đậu tiến sĩ nên còn được gọi là Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư. Dương Khuê là người có nhân cách, là một ông quan thanh liêm, chính trực
Ông còn là một nhà thơ lớn của thế kỷ XIX. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là hai người bạn tâm đầu ý hợp, cùng có tấm lòng với dân tộc, nhưng họ lại đi hai con đường khác nhau, Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn còn Dương Khuê tiếp tục làm quan…
Bài thơ được Nguyễn Khuyến viết để khóc bạn, lúc đầu viết bằng chữ Hán với nhan đề “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”. Sau tác giả tự dịch ra chữ Nôm lấy tên là “Khóc bạn”, nay quen gọi là “Khóc Dương Khuê”. Bài thơ thể hiện xúc động tình bạn tri âm tri kỷ của hai nhà thơ. Nghe tin bạn qua đời, nhà thơ đã vô cùng đau đớn và những kỷ niệm ngày xưa đã ùa về trong kí ức. Qua bài thơ khóc bạn, tác giả đã bộc lộ tâm trạng cô đơn, những trăn trở day dứt của nhà thơ về nhân tình thế thái.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Bài thơ có thể chia thành ba đoạn:
+ Hai câu đầu: Đau xót khi nghe tin bạn mất.
+ Từ câu 3 đến câu 22: Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.
+ Phần còn lại: Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.
Bố cục này đã thể hiện một cách chân thực mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình tác giả trước sự ra đi của người bạn tri âm tri kỉ.
2. Hai câu thơ mở đầu đã diễn tả rất tinh tế nỗi đau mất bạn của nhà thơ. Cách gọi “bác” vừa đúng mực, vừa rất thân mật. Để giảm nhẹ nỗi đau, để tự an ủi mình và thể hiện sự trân trọng đối với người bạn vong niên, nhà thơ đã dùng từ “thôi” để chỉ sự ra đi vĩnh viễn của người bạn già. Nhà thơ đã dùng cách nói giảm để thể hiện nỗi đau của mình. Còn nỗi đau mất bạn cũng được diễn tả hình ảnh “Nước mây man mác…”. Nỗi buồn đau thấm cả vào cảnh vật. Nỗi đau của người già thâm trầm kín đáo nhưng sâu sắc. Những từ “man mác”, “ngậm ngùi” đã thể hiệ được sắc thái tinh tế ấy trong cách thể hiện tâm trạng của nhà thơ. Đau đớn nhưng không ồn ào mà da diết.
3. Khi khóc bạn, nhà thơ ôn lại kỉ niệm gắn bó giữa hai người. Kỉ niệm được nhắc lại bắt đầu từ khi họ gặp nhau và cho đó là “duyên trời”. Cách diễn đạt này của tác giả đã khẳng định một lần nữa tình bạn sâu sắc của hai người. Họ đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng “chơi nơi dặm khách”, “rượu ngon cùng nhấp”, cùng “bàn soạn câu văn”. Không chỉ có những kỷ niệm ngọt ngào, họ cũng đều cùng là nạn nhân của thời thế. Vì thế, tin người bạn mất đã làm nhân vật trữ tình vô cùng xúc động. Nỗi niềm ấy được nhà thơ thể hiện một cách chân thực:
Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là
Ba từ thôi thể hiện rõ nỗi xót xa đau đớn, sự hụt hẫng của người bạn già. Câu thơ vừa là nỗi khóc bạn vừa là nỗi thương mình.
4. Đoạn từ câu 19 đến câu 28 vẫn trực tiếp thể hiện niềm thương tiếc người tri âm tri kỉ. Đó là hồi ức về lần gặp cuối cùng giữa hai người. Tính chất bất ngờ của tin bạn mất lại được nhắc lại:
Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời
Sự ra đi của ngươì bạn già lại được dùng bằng một cách nói khác đoạn trên “vội về ngay”. Về là về với tiên tổ. Cũng là một cách nói giảm nhưng xmang sắc thái biểu cảm khác.
Không phải chỉ là thương cho người ra đi đã phải sớm từ giã cuộc đời mà còn là thương mình, thương cho người ở lại đã mất đi một tri âm. Vẫn mang trong lòng nỗi u uất thời thế nên trong lời khóc bạn, trong nỗi đau mất tri kỷ có cả nỗi đau thời thế:
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng chi đã mải lên tiên.
Giữa họ, trong những ngày không gặp nhau khi mỗi người đi một con đường, vẫn chung nỗi đau thế sự. Xác nhận “chán đời là phải” là sự thể hiện một cách kín đáo và thâm trầm của nhà Nho về thời thế. Thời thế hỗn loạn, những giá trị đạo đức văn hoá truyền thống đang bị phá huỷ đã khiến những nhà nho có nhân cách và biết tự trọng như Nguyễn Khuyến luôn cảm thấy “chán đời”.
5. Tác giả đã dùng một loạt điển tích, điển cố về tình bạn tri âm để diễn tả nỗi đau mất bạn một cách sâu sắc ở đoạn thơ cuối cùng. Mất đi người tri âm, người ở lại sẽ rơi vào cô đơn, sẽ không còn người để giãi bày tâm sự. Lời khóc bạn của người già khác với nỗi đau của người trẻ tuổi. Đây là nỗi đau nuốt nước mất vào trong. Tình cảm chân thành của một người bạn già đã được thể hiện thật chân thành và sâu sắc.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo