Ôn tập phần làm văn, trang 124 SGK Văn 11

Tiến hành theo thứ tự sau để phân tích câu danh ngôn: "Thất bại là mẹ thành công".

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Quan niệm, yêu cầu và cách thức tiến hành các lập luận

a) So sánh

- So sánh như một biện pháp tu từ giúp người đọc hình dung rõ hơn một điều gì đó (đưa một điều mà người ta đã biết để nói một điều người ta chưa biết, đưa một điéu cụ thể để giúp người ta hình dung ra một điều trừu tượng,...).

- So sánh như một thao tác lập luận là so sánh (đối chiếu) để làm sáng tỏ, làm vững chắc hơn lập luận của mình.

- Có hai cách lập luận so sánh

+ Lập luận so sánh tương đồng: là chỉ ra những nét giống nhau giữa đối tượng được bàn bạc với đối tượng khác nhằm làm nổi bật đặc điểm của đối tượng đang được bàn tới.

+ Lập luận so sánh tương phản: là chí ra sự khác nhau giữa hai hay nhiều sự vật.

- Khi so sánh phải xác định được tiêu chí rõ ràng (so sánh ở mặt nào, điểm nào) và kết luận rút ra phải liên quan đến tiêu chí đó.

b) Phân tích

- Lập luận phân tích là thao tác chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét rồi tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng.

- Lập luận phân tích giốns như thao tác phân tích trong tư duy logic ở chỗ chia nhỏ đối tượng ra thành từng mặt, từng bộ phận, từng yếu tố để thâm nhập sâu vào đối tượng nhằm tìm ra bản chất của nó. Tuy nhiên, lập luận phân tích không dừng lại ở việc phân chia và khảo sát từng yếu tố của đối tượng mà phải phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố được phân tích, phân tích mối quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng khác có liên quan. Trên cơ sở đó mà tổng hợp, xem xét đối tượng một cách toàn diện và chỉnh thể. Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận.

- Khi thực hiện thao tác lập luận phân tích, trước tiên cần xác định mục tiêu của việc phân tích là làm sáng tỏ ý kiến, quan điểm gì (kết luận của lập luận). Sau đó chia nhỏ đối tượng phân tích thành từng yếu tố nhỏ để tìm hiểu sâu hơn. Việc chia nhỏ đối tượng thường dựa trên các mối quan hệ:

+ Giữa các yếu tố, các phương diện cấu thành nên đối tượng đó.

+ Quan hộ giữa đối tượng với các đối tượng khác có liên quan gần gũi (quan hệ nguyên nhân - kết quả, quan hệ kết quả - nguyên nhân,ẵế.).

+ Thái độ và sự đánh giá của người phân tích đối với đối tượng được phân tích.

c) Bác bỏ

- Lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí ỉẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... Từ đó, nêu ý kiến đúns của mình để thuyết phục người nghe.

- Có thể bác bỏ lập luận bằng cách bác bỏ luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận.

- Muốn bác bỏ hiệu quả, có sức thuyết phục, ta cần nắm vững thao tác lập luận bác bỏ, cần diễn đạt rành mạch, sáng sủa, uyển chuyển để người viết (người nói) có quan điểm, ý kiến sai lệch và người nghe, người đọc dễ chấp nhận, tin theo.

d) Bình luận

- Lập luận binh luận nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc* (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá và bàn luận về vấn đề cần bàn luận.

   Bình luận cũng là một thao tác lập luận; về mặt này, nó cũng giống với chứng minh và giải thích. Nhưng lập luận bình luận không nhằm mục đích làm cho người đọc (người nghe) hiểu rõ như giải thích hay tin là đúng, là có thật như chứng minh. Mục đích của bình luận là đánh giá và bàn luận, nghĩa là có sự xác định phải trái, đúng sai, hay dở; có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại.

- Có nhiểu cách lập luận bình luận. Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải lưu ý:

+ Cần phải sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong một lập luận bình luận sao cho sự đánh giá, bàn bạc của người bình luận có thể được tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú và sự bình lụận chỉ có ý nghĩa khi nó thực sự hướng tới người đọc (người nghe).

+ Để xuất và chứng tỏ được ý kiến, nhận định, .đánh giá của mình là xác đáng.

2. Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận (xem trong bài Tóm tắt vàn bản nghị luận)

3. Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt (xem bài Tiểu sử tóm tắt)

4. Yêu cầu và cách thức viết bản tin

a)  Bản tin là một thể loại báo chí nhằm đưa tin kịp thời, chính xác những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội.

   Căn cứ vào dung lượng, người ta chia các vãn bản thông báo tin tức làm nhiều loại: tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp,..

b) Để viết được bản tin, trước hết, cần khai thác, lựa chọn sự^kiện. Các sự kiện này phải chính xác, có tính thời sự, được nhiều người quan tâm và cụ thể, chi tiết (khi nào, ở đâu, ai làm, xảy ra thế nào, kết quả ra sao,...).

   Nhan đề và phần mở đầu của bản tin thường nêu trực tiếp, chứa đựng những thông tin khái quát quan trọng nhất Phần sau có thể chi tiết hoá, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả, tường thuật lại các chi tiết của sự kiện.

5. Trong văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta, học giả Phan Châu Trinh đã sử dụng chủ yếu ba loại lập luận sau:

- Lập luận bác bỏ.

- Lập luận phân tích.

- Lập luận bình luận.

6. Tiến hành theo thứ tự sau để phân tích câu danh ngôn : "Thất bại là mẹ thành công".

- Phân tích những lí do để có thể nói Thất bại là mẹ thành công:

+ Mỗi lần thất bại lại rút ra được những bài học kinh nghiệm.

+ Thất bại mà gượng dậy được cũng rèn luyện bản lĩnh cho con người.

- Chứng minh tính đúng đắn của câu danh ngôn bằng những dẫn chứng cụ thể trong đời sống hiện thực.

- Bác bỏ những quan điểm sai lầm:

+ Sợ thất bại nên không dám làm gì.

+ Bi quan, chán nản khi gặp thất bại.

+ Không biết cách rút ra bài học khi gặp thất bại.

- Dẫn chứng có thể lấy trong lịch sử, trong cuộc đời và sự nghiệp của các nhà khoa học, các nhà cách mạng, trong thực tế cuộc sống (nhất là những người gần gũi quanh chúng ta).

7. a) Phân tích tác dụng của cách lập luận trong đoạn trích sau:

   "[...] Thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng "vô uý", cũng tỏ thái độ sắt thép, nẹlũa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người ỉ Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phái biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái :hiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, dó là loài quỷ sứ. Loại nẹười này, thực ra rất hiếm hoi, hay nói đúng hơn, không thế có được. Nhưng loại người sau dây thì chắc không ít: sợ rất nhiều thứ, nhất là quyên thế và đồng tiền, nhưng đối với cái tài, cái đẹp, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng ỉăng mạ, giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất".

     (Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, 2006)

Gợi ý:

   Đoạn văn trên sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

- Quan niệm mà tác giả hướng đến bác bỏ là: Những kẻ không biết coi trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương cũng là những rmười bình thường.

- Mục đích mà lập luận hướng đến là:

+ "muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương)"

+ Những kẻ lăng mạ, giày xéo ba thứ ấy, "Đây là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất".

- Để bác bỏ thành công, tác giả đã dẫn ra những chân lí trong cuộc sống:

+ Con người sống trên đời mà không biết sợ điều gì thì là quỷ sứ.

+ Loại người như thế rất hiếm hoi, hoặc nói đúng hơn là không thể có.

+ Loại người sợ quyển thế và đồng tiền nhưng lại sẵn sàng chà đạp cái đẹp, cái tài, cái thiên lương thì không ít.

- Tác dụng của lập luận nhằm khẳng định giá trị tư tưởng của truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân cũng như chân lí: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kỉnh sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương).

b) Học tập đoạn văn trên, viết đoạn văn lập luận bác bỏ với chủ đề tự chọn:

- Chọn ý kiến, quan niệm cần bác bỏ và một vấn đề quen thuộc nào đó trong cuộc sống hoặc trong học tập.

- Xác định cách thức bác bỏ (bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ hoặc cách thức lập luận).

   Viết đoạn văn bác bỏ dựa trên kết quả đã xác định.

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.
Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành
Đọc hiểu Tống biệt hành

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật