Đọc hiểu Câu cá mùa thu
I - Gợi dẫn 1. Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, quê làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong gia đình có nhiều người đỗ đạt. Nguyễn Khuyến là người có tài nhưng thi cử lận đận. Năm 1871, ông thi đỗ cả Hội nguyên và Đình nguyên.
- Bài học cùng chủ đề:
- Hình ảnh con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Câu cá mùa thu”
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Vì ba lần đỗ đầu nên ông được gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Sau khi đỗ đạt, ông đã ra làm quan với triều đình nhà Nguyễn. Sau đó, cảm thấy bất lực trước cảnh đất nước bị xâm lược, đạo đức xã hội suy đồi, chốn quan trường đen tối, ông đã cáo quan về ở ẩn tại làng quê. Trong thời gian đó, ông tiếp tục làm thơ để bộc lộ tâm sự và thể hiện tấm lòng với dân tộc. Nguyễn Khuyến sống vào thời kì xã hội Việt Nam có rất nhiều biến động. Các nhà nho không có nhiều sự chọn lựa. Và ông đã chọn cho mình một cách sống theo đạo thông thường của những nhà nho có nhân cách: bất hợp tác với cường quyền, về sống cuộc sống nghèo khổ nhưng thanh bạch chốn làng quê.
2. Thu điếu là bài thơ thứ ba trong chùm thơ thu – tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Khuyến. Chùm thơ thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách thơ của cụ Tam nguyên Yên Đổ ở cả hai phương diện thi pháp và tư tưởng. Thơ Nguyễn Khuyến vừa ghi lại tâm sự của ông trong những năm tháng nghỉ ở quê nhà vừa miêu tả đời sống và phong cảnh quê hương. Thơ của ông thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và tấm lòng không nguôi trăn trở về dân tộc, đất nước.Nguyễn Khuyến nổi tiếng với những bài thơ viết về quê hương, làng cảnh Việt Nam, nhất là thơ về mùa thu. Thơ thu của ông thể hiện một tâm hồn giàu cảm xúc, tinh tế và nghệ thuật sử dụng ngôn từ tài hoa, giàu chất hoạ.
3. Thu điếu là bài thơ thuộc loại thơ trữ tình phong cảnh, nhân vật trữ tình trong thơ ông nổi lên rất rõ như một hình tượng nghệ thuật chủ đạo của bài thơ. Đó là một con người có tâm hồn thanh cao, yêu cuộc sống thanh bạch nơi làng quê, dù sống cuộc sống nhàn tản của một ẩn sĩ nhưng trong lòng luôn chất chứa đầy suy tư. Tác giả mượn chuyện câu cá để bộc lộ tâm trạng.
4. Đọc chậm, diễn cảm, toàn bài ngắt nhịp 4/3.
II - Kiến thức cơ bản
Nguyễn Khuyến sinh ra vào thời buổi loạn li của dân tộc. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, bắt đầu tám mươi năm nô lệ lầm than. Xã hội Việt Nam thay đổi rất nhanh chóng nhưng chủ yếu theo chiều hướng tiêu cực. Chế độ phong kiến với những đạo lí phương Đông tuy bảo thủ nhưng có trên có dưới dần bị phá huỷ, thay thế vào đó là những lối sống, cách ứng xử bừa bãi. Dân tộc thì mất tự do, quan lại thì xu nịnh, bán mình cho giặc để cầu vinh. Với một nhà nho, thì đó là thời kì có quá nhiều điều ngang tai trái mắt. Bất lực và bi quan, họ đến với thơ và thể hiện mình. Và Nguyễn Khuyến là một trong những nhà nho mang trong mình niềm khát khao được sống thanh cao và bi quan trước số phận đắng cay của dân tộc. Chùm thơ thu tập trung thể hiện rõ cả hai phương diện nội dung tiêu biểu trong thơ Nguyễn Khuyến, đó là ca ngợi vẻ đẹp của làng quê và nỗi buồn sâu sắc trước bi kịch của dân tộc.
Có thể chia bố cục bài thơ thành hai phần.
Phần 1 : 6 câu thơ đầu, tả cảnh thu nơi thôn quê thanh vắng.
Phần 2: hai câu kết, khắc hoạ hình ảnh một người ngồi câu cá với dáng vẻ đầy tâm trạng. Nhưng bức tranh phong cảnh ở 6 câu thơ đầu cũng chính là bức tranh tâm cảnh của nhân vật trữ tình – tác giả.
Bức tranh phong cảnh được vẽ thật khéo, với nhiều chi tiết và đường nét rất hội hoạ. Không gian bức tranh được khuôn gọn trong một chiếc ao. Những chiếc ao nhỏ bé đan cài trong những con ngõ quanh co vắng vẻ là một hình ảnh rất quen thuộc và đặc trưng của không gian làng quê Bắc Bộ. Chủ thể trữ tình – người phác hoạ bức tranh đang ngồi trên chiếc thuyền câu để thả câu câu cá. Vì thế nét vẽ đầu tiên là:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Không gian trong trẻo, xinh xắn và tĩnh lặng. Cái gì cũng nhỏ bé, thanh sơ gợi một không gian thật yên bình nhưng cô đơn, vắng lặng. Mọi vật lại rất hài hoà với nhau, tạo nên một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Đường nét mềm mại, sinh động như một bức tranh thuỷ mặc. Tác giả đã tả thật khéo, chọn hình ảnh và chi tiết thật tinh tế. Đó là bức tranh đẹp với màu sắc hài hoà, đường nét cân đối. Cảnh nền là một màu xanh mát của mặt ao với một chút sóng gợn lăn tăn. Điểm xuyết trên mặt ao là chiếc thuyền câu mỏng mảnh, với hình ảnh một người ngồi câu trong tư thế đầy suy tư “tựa gối ôm cần”. Cao hơn chút nữa so với mặt ao, nổi bật trên nền xanh dịu của nước ao thu ấy là một chiếc lá vàng chao nghiêng. Đó là phía dưới, còn cao hơn chút nữa là bầu trời cao lồng lộng với sắc xanh ngắt. Câu thơ thứ năm mở thêm chiều sâu không gian cho bức tranh thuỷ mặc. Không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” tạo một cảm giác hiu quạnh. Cảnh làng quê thật trong trẻo trong ánh mắt của thi nhân nhưng phảng phất nỗi buồn thấm thía. Nó cô đơn và hiu hắt đến chạnh lòng. Cảnh tĩnh và vắng như vậy, xuất hiện thêm một con người chắc sẽ đỡ cô liêu hơn, nhưng con người duy nhất xuất hiện trong cảnh – người câu cá ấy thì sao:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Người ngồi câu có vẻ chẳng thiết tha gì với việc có câu được cá hay không. Hình như câu cá để suy ngẫm điều gì đó. Chỉ đến khi “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” mới chợt bừng tỉnh. Nhân vật trữ tình xuất hiện trong bài thơ dường như có rất nhiều tâm sự. Nhưng điều dễ nhận thấy nhất là tình yêu quê hương tha thiết. Phải yêu lắm quê hương làng cảnh quê mình mới có thể vẽ nên một bức tranh quê đẹp, thanh sang và trong trẻo đến như vậy. Và trước cảnh đẹp như vậy mà con người vẫn đầy suy tư trăn trở chứng tỏ trong lòng người còn rất nhiều trắc ẩn. Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả có thể hiểu, tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Với Chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến đã đóng góp cho đề tài về mùa thu của văn học Việt Nam những bức tranh thu đẹp và đặc trưng của quê hương Việt Nam. Tài năng sử dụng ngôn ngữ, tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng tha thiết với dân tộc là những yếu tố quan trọng làm nên giá trị cho Chùm thơ thu.
III - liên hệ
Đọc lại bài Mùa thu câu cá (Thu điếu) và so sánh, liên hệ với hai bài khác trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến:
- Mùa thu uống rượu (Thu ẩm)
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.
- Mùa thu làm thơ (Thu vịnh)
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào ?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo