Giải bài 3 trang 101 SGK Giải tích 12
Giải bài 3 trang 101 SGK Giải tích 12. Sử dụng phương pháp biến số, hãy tính:
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài 4 trang 101 SGK Giải tích 12
- Lí thuyết nguyên hàm
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Đề bài
Sử dụng phương pháp biến số, hãy tính:
a) \(∫{(1-x)}^9dx\) (đặt \(u =1-x\) ) ;
b) \(∫x{(1 + {x^2})^{{3 \over 2}}}dx\) (đặt \(u = 1 + x^2\) )
c) \(∫cos^3xsinxdx\) (đặt \(t = cosx\))
d) \(\int \frac{dx}{e^{x}+e^{-x}+2}\) (đặt \(u= e^x+1\))
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Đặt \(u = u\left( x \right) \Rightarrow du = u'\left( x \right)dx.\)
+) Khi đó: \( \Rightarrow I = \int {f\left( x \right)dx} = \int {g\left( u \right)du.} \)
+) Sau đó sử dụng các công thức nguyên hàm cơ bản để tìm nguyên hàm của hàm ẩn \(u\).
+) Suy ra nguyên hàm của hàm số ẩn \(x\).
Lời giải chi tiết
a) Cách 1: Đặt \(u = 1 - x \Rightarrow du= -dx\). Khi đó ta được \(-\int u^{9}du = -\frac{1}{10}u^{10}+C\)
Suy ra \(\int(1-x)^{9}dx=-\frac{(1-x)^{10}}{10}+C\)
Cách 2: \(\smallint {\left( {1 - x} \right)^9}dx = - \smallint {\left( {1 - x} \right)^{9}}d\left( {1 - x} \right)=\) \(-\frac{(1-x)^{10}}{10} +C\)
\(b)\;\;\int {x{{\left( {1 + {x^2}} \right)}^{\frac{3}{2}}}dx} .\)
Cách 1: Đặt \(u = 1 + {x^2} \Rightarrow du = 2xdx \Rightarrow xdx = \frac{1}{2}du.\)
\( \Rightarrow \int {\frac{1}{2}{u^{\frac{3}{2}}}du =\frac{1}{2}.\frac{{{u^{\frac{3}{2} + 1}}}}{{\frac{3}{2} + 1}} + C = \frac{{{u^{\frac{5}{2}}}}}{5} + C =\frac{{{{\left( {1 + {x^2}} \right)}^{\frac{5}{2}}}}}{5}} +C.\)
Cách 2: \(\int x(1+x^{2})^{\frac{3}{2}}dx= \frac{1}{2}\int (1+x^{2})^{\frac{3}{2}}d(1+x^2{}) \\= \frac{1}{2}.\frac{2}{5}(1+x^{2})^{\frac{5}{2}}+C = \frac{1}{5}.(1+x^{2})^{\frac{5}{2}}+C\)
\(c)\;\;{\cos ^3}x.\sin xdx.\)
Cách 1: Đặt: \(t = {\mathop{\rm cosx}\nolimits} \Rightarrow du = - sinxdx.\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \int {{{\cos }^3}x.{\mathop{\rm sinxdx}\nolimits} } = \int { - {u^3}du} \\ = - \frac{1}{4}{u^4} + C = - \frac{1}{4}{\cos ^4}x + C.\end{array}\)
Cách 2: \(∫cos^3xsinxdx = -∫cos^3xd(cosx)\\= -\frac{1}{4}.cos^{4}x + C.\)
\(d)\;\;\int {\frac{{dx}}{{{e^x} + {e^{ - x}} + 2}}.} \)
Cách 1:
Ta có: \({e^x} + {e^{ - x}} + 2 = {e^x} + \frac{1}{{{e^x}}} + 2 = \frac{{{e^{2x}} + 2{e^x} + 1}}{{{e^x}}} = \frac{{{{\left( {{e^x} + 1} \right)}^2}}}{{{e^x}}}.\)
\( \Rightarrow \frac{1}{{{e^x} + {e^{ - x}} + 2}} = \frac{{{e^x}}}{{{{\left( {{e^x} + 1} \right)}^2}}}.\)
Đặt \(u = {e^x} + 1 \Rightarrow du = {e^x}dx.\)
\( \Rightarrow \int {\frac{{dx}}{{{e^x} + {e^{ - x}} + 2}} = \int {\frac{1}{{{u^2}}}du} = - \frac{1}{u} + C} = - \frac{1}{{{e^x} + 1}} + C.\)
Cách 2: \(\int \frac{dx}{e^{x}+e^{-x}+2} = \int \frac{e^{x}}{e^{2x}+2e^{x}+1}dx\\ = \int \frac{d(e^{x}+1)}{(e^{x}+1)^{2}}dx=\frac{-1}{e^{x}+1} + C.\)