Bài số 124: Thuyết minh về một loài hoa: Hoa sen Đồng Tháp

Về Đồng Tháp Mười mới biết, ở đây sen nở mênh mông chi địa, chung sống không nề hà cùng lau sậy, cỏ lác, cỏ năn... tự mình thơm ngát giữa đầm lầy. Liên tưởng tới câu ca dao ngợi khen phẩm chất bông hoa sen thuộc lòng từ nhỏ.

BÀI LÀM

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen..."

Đó là một trong nhiều điều tôi tò mò muốn biết khi về thăm Đồng Tháp Mười, vì từ bé đến giờ tôi chưa hề thấy sen mọc hoang, ở Huế cũng như khắp các làng quê miền Bắc, miền Trung tôi đã đi qua, sen được trồng trong những đầm, những hồ dành riêng, không xen lẫn với các loài thủy thực vật khác và nhất là không tự mọc theo kiểu cây dại. Mùa thu mặt hồ xanh biếc vắng lặng làm bâng khuâng, tưởng như linh hồn bông sen đã lặn về ẩn náu đâu dưới cung.

Về Đồng Tháp Mười mới biết, ở đây sen nở mênh mông chi địa, chung sống không nề hà cùng lau sậy, cỏ lác, cỏ năn... tự mình thơm ngát giữa đầm lầy. Liên tưởng tới câu ca dao ngợi khen phẩm chất bông hoa sen thuộc lòng từ nhỏ. "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", tôi chợt thấy buồn cười vì có một điều vô nghĩa đã tồn tại quá lâu trong văn chương.

Không thể bảo rằng bông sen "gần bùn" bởi vì sen chính là từ bùn ngoi lên, được bùn nuôi dưỡng, thậm chí được dành một công riêng không chung với lá nhờ thế mà đủ sống, mà thơm tho gói hương cho gió. Mẹ vắt mình nuôi con khôn lớn thành đạt làm quan, con bước lên thượng lưu xã hội, cúi xuống ngửi mùi mồ hôi trên áo mẹ, chê là hôi hám. Ăn ở bất hiếu bất nghĩa như vậy, đâu phải là phẩm chất của bông sen? Đó là điều thứ nhất.

Thứ hai, chỉ bùn cống rãnh mới dơ bẩn; còn bùn dưới đáy hồ sâu nơi sen mọc, tinh sạch thế, có gì đâu mà "hôi tanh"? Có lần tôi về tận chót Mũi Cà Mau, bì bõm lội giữa bãi bùn mênh mông, chỉ thấy ngất ngây một mùi phù sa đồn hậu. về Tháp Mười lần này, tôi được nếm món thịt chuột ram mỡ nhắm với rượu đế nơi một quán cóc ven kênh Tư Mới. Thủ thực, vừa nghe tới "chuột" là tôi thấy ớn: nhưng ăn vào thì lại chuyện khác! Chỉ chuột cống rãnh mới ghê tởm, còn con chuột đồng, ngẫm lại có khác chỉ con thỏ? Đem liên kết hai ý niệm "bùn" và "chuột" náy, tôi kết luận rằng những người dân thị thành (như tôi) không được phép lầm tưởng những thứ cống rãnh phố phường với bùn đất đồng nội, nếu như muốn mang tội "trịch thượng" đối với cội nguồn. Câu nói "gần bùn, hôi tanh" gì gì đấy về bông sen quả là phảng phất miệng lưỡi của một gã trịch thượng loại đó.

Thế không lẽ ca dao lại dạy cho trẻ em sự vong ơn bội nghĩa hay sao? Tôi không hay nghĩ, vì ca dao tục ngữ vốn được sáng tạo nên bằng đạo lí của nhân dân. Chẳng qua là mấy anh đồ Nho tự cao tự đại nào đấy đã chen vào, chính họ đã thở ra cái khẩu khí hành tiến và bội bạc kiểu thế này: "Một ngày dựa mạn thuyền rồng còn hơn chín tháng nằm trong thuyền chài". Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen cũng thuộc loại "khẩu khí" nói trên. Theo Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam Văn học sử yếu, bài ca dao này được kết bởi hai thể Phú và Tỷ, "vừa tả hoa sen (phú) vừa ví quân tử với hoa sen (tỷ)". Quân tử bị bắt quả tang ở đây đích thị là đồ Nho rồi, còn ai vào đây nữa! Sự lỡ miệng nằm trong câu cuối (gần bùn, hôi tanh) để phá vỡ hình tượng cao quý của Bông sen trong toàn bài, khiến thi sĩ Phùng Quán đùng đùng nổi giận: "Tất cả là cái chữ gần. Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột "những manh tâm bội nghĩa vong ơn", và bởi thế, Quán đòi: "Nhân danh bùn - nhân danh sen - Tôi đề nghị đuổi câu thơ phản trắc này ra khỏi kho báu nhân dân" (Thơ Phùng Quán - NXB Hội Nhà Văn). Thực ra, Bông sen vẫn là biểu tượng tâm linh của Phật giáo; nhưng Phật giáo không nói "gần bùn", mà cứ nói "từ bùn mọc ra 4 liên hoa xuất ư nê", như bài kệ của thiền sư Minh Lương (thế kỉ 17). Tiếc thay, hình tượng bông sen được tôn vinh theo kiểu đó đã tiếp tục lừa dối quá lâu trong sách vở xưa nay.

Đó là câu chuyện Nhàn đàm giữa anh Hồ Bông và tôi trong chuyến giao du về xứ Đồng Tháp Mười quê hương anh. Nhạc sĩ Hồ Bông nguyên là Trưởng đoàn ca múa nhạc Bông sen, suốt đời nâng niu loài hoa đẹp nhất Tháp Mười này. Vậy nên mỗi lần mở màn giới thiệu đoàn nghệ thuật của mình trước công chúng, anh vẫn (đọc bài thơ Bông Sen, với câu cuối đầy trìu mến như sau:

"Nhuỵ vàng bông trắng lá xanh
Từ bùn nên vẫn đạm thanh hơn bùn”

Tất nhiên câu khẩu hứng của anh Hồ Bông chưa hay, thậm chí chưa đủ sức thay thế nguyên bản. Nhưng tôi tâm phục tấm lòng "biết ơn bùn - đất" rơi con người nghệ sĩ Hồ Bông. Đúng, sen có đức giáo hóa, có đức khiêm nhường, thanh khiết hơn mọi hoa khác, dù nó mau tàn, người ta vẫn thích chọn hoa sen làm hoa dâng cúng Phật.

Các bài học liên quan
Bài số 120: Thế giới cần hòa bình - lời kêu gọi chống chiến tranh hạt nhân qua văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của G.G.Mác-két.
Bài Số 119: Đọc Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà em cảm nhận gì về phong cách của Bác?
Bài số 117: Cảm nhận khi đọc Cố hương của Lỗ Tấn.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật