Bài số 125: Giới thiệu thuyết minh một kiến trúc cổ đặc sắc: Chùa Một Cột
Một trong những công trình tiêu biểu cho vẻ đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam là chùa Một Cột. Được dựng năm 1049, chùa có tên chữ là Diên Hưu, nghĩa là phúc lành dài lâu.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 123: Hành trang của con người và tuổi trẻ Việt Nam khi bước vào thế kỉ XXI (Đọc Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan).
- Bài số 122: Thái độ với sách và việc đọc sách (Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm).
- Bài số 121: Trẻ em cần những gì? Câu trả lời từ Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Một trong những công trình tiêu biểu cho vẻ đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam là chùa Một Cột.
Được dựng năm 1049, chùa có tên chữ là Diên Hưu, nghĩa là phúc lành dài lâu. Theo truyền tụng, sau khi vua Lý Thái Tông nằm mộng được Phật Bà dắt đi lên tòa sen ngự tọa, quần thần cho là điểm gở, xin vua cho xây ngồi chùa như bông sen nở trên mặt nước để cầu phúc. Quy mô chùa không nhỏ như hiện nay mà to lớn, lộng lẫy hơn nhiều. Trên một tấm bia ở chùa Long Đọi (Hà Nam Ninh) sử dụng năm 1121 có ghi rõ điều đó.
Chùa còn có một trong bốn đại khí là Chuông Quy Điền do Ỷ Lan phu nhân cho đúc, nhưng làm xong đánh không kêu, cho là hóa khí nên để ở ruộng Mùa. Sau này, đến thế kỷ XV, giặc Minh đã phá hủy để lấy đồng đúc đạn khi bị nghĩa quân Lam Sơn vây ở Đông Quan (Hà Nội). Không rõ chuông lún đến bậc nào, chỉ biết rằng để treo chuông, người ta dựng một phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng. Như vậy, chuông nặng cỡ chục tấn.
Về sự bề thế. Chùa Một Cột có thể xếp hàng những ngôi chùa lớn của nước ta, mà ngôi chùa hiện nay qua nhiều lần trùng tu, chỉ còn phảng phất hình bóng xưa mà thôi.
Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá cao 20m. ở đây, có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ, bằng hệ thống mộng giằng và đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ như đường lượn của cánh sen, thiết lập sự hài hòa giữa mái và sàn bởi một đối xứng đất vuông, ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian, mà với quan niệm này, nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam có kiệt tác: Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay 1 chùa Bút Tháp.
Khối kiến trúc được phụ trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối, đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà còn thanh tịnh. Cảm giác choáng ngợp của hình tượng kiến trúc như chia sẻ, hòa đồng vào trời, nước, vào màu xanh ẩn hiện của cây là khiến người đến rũ sạch ưu phiền để đạt tới sự thanh cao của tâm hồn.
Thượng phương thú dạ nhất chung lan, Nguyệt sắc như ba phong thư đan.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9