Bài số 100: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Bến quê
Viết về cuộc sống và con người trong những năm đổi mới, Nguyễn Minh Châu có nhiều tác phẩm gây được sự chú ý của bạn đọc. Một trong số đó là truyện ngắn Bến quê.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 97: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.
- Bài số 92: Thuyết minh về nhà văn Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
- Bài số 88: Thuyết minh về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Làng.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Viết về cuộc sống và con người trong những năm đổi mới, Nguyễn Minh Châu có nhiều tác phẩm gây được sự chú ý của bạn đọc. Một trong số đó là truyện ngắn Bến quê.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930-1989) sinh tại quê gốc: làng Thôi, xã Quỳnh huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1972). Nguyễn Minh Châu gia nhập quân đội theo học Trường Sỹ quan Trần Quốc 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961 ông theo học Trường Văn hóa Lạng Sơn. Sau năm 1962 chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Hoạt động văn học của Nguyễn Minh Châu khá phong phú và có những thành công đáng trân trọng. Chỉ riêng về lĩnh vực sáng tác, nhiều tác phẩm của ông đã trở thành đề tài tìm hiểu của hàng trăm bài báo, bài nghiên cứu và những chuyên luận khoa học trong và ngoài nước. Các sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 - đặc biệt là các truyện ngắn đã thể hiện những tìm tòi quan trọng góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay. Tác phẩm đã xuất bản của Nguyễn Minh Châu gồm nhiều thể loại: Cửa sông (1967); Những vùng trời khác nhau (1970); Dấu chân người lính (1972); Từ giã tuổi thơ (1974); Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983); Chiếc thuyền ngoài xa (tập truyện ngắn - 1987); cỏ lau (tập truyện vừa -1989); Trang giấy trước đèn (tiểu luận phê bình - 1994)... nhiều bút ký, truyện ngắn khác đăng trên các báo.
Với những cống hiến xuất sắc của mình trong hoạt động văn học nghệ thuật, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã được nhận: Giải thưởng Bộ Quốc phòng (năm 1984-1989); Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1988-1989); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2000).
Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Trong truyện ngắn này, ngòi bút của nhà văn hướng vào đời sống thế sự nhân sinh thường ngày, với những chi tiết sinh hoạt đời thường để phát hiện những chiều sâu của cuộc sống với bao qui luật và nghịch lí, vượt ra khỏi cách nhìn, cách nghĩ trước đây của cả xã hội và của chính tác giả. Tác phẩm có thể tóm tắt: Sau bao năm từng đặt chân lên nhiều miền đất khác nhau, cuối cùng Nhĩ bị cột chặt vào giường bệnh, mọi sinh hoạt đều phải nhờ sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là vợ con anh. Vào một buổi sáng đầu thu, nhìn qua cửa sổ, ngắm những bông hoa bằng lăng, ngắm cảnh bên kia bờ sông Hồng anh chợt nhận ra bãi bồi quê anh thật đẹp. Cũng những ngày ấy, Nhĩ chợt nhận ra sự tần tảo, chịu đựng, hy sinh đầy tình thương của Liên. Cảnh thiên nhiên ở quê hương khiến anh bồi hồi và khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, nhưng không thể. Nhĩ nhờ Tuấn, con trai thứ hai của mình sang bên kia sông hộ anh, những đứa con trai lại sa vào đám chơi phá cờ thế trên hè phố và có thể sẽ lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày và có thể không giúp người cha thực hiện được mong muốn cuối đời.
Qua cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện chỉ cho mọi người thấy trong cuộc sống có những sự thực vẫn tồn tại như nghịch lí. Thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống của quê hương và gia đình. Lời cảnh tỉnh về nhận thức, ý thức giữ gìn những giá trị bình dị, vẻ đẹp của cái thân tình, gần gũi, để người ta không phải thoảng thốt bởi "những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ".
Thành công về nghệ thuật là tạo tình huống nghịch lí để thể hiện những triết lí trong truyện. Trần thuật qua nội tâm nhân vật, miêu tả tâm lí tinh tế, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư. Bến quê là truyện ngắn tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9