TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.

- Từ tượng hình và từ tượng thanh có giá trị biểu đạt, biểu cảm cao, do vậy cần có ý thức sử dụng hai loại từ này để tăng thêm tính hình tượng và biểu cảm trong giao tiếp.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

a. Trong đoạn trích, các từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật là móm mém, vật vã, rũ rượi, xông xốc, xốc xếch, sòng sọc từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người là hu hú.

b. Những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người có tác dụng gợi hình ảnh, gợi âm thanh, góp phần tái hiện sinh động cụ thể mọi sự vật hiện tượng được đề cập đến trong văn tự sự, miêu tả.

III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1. Tìm từ tượng hình, tượng thanh:

- Câu 1: Xoàn xoạt -> từ tượng thanh; rón rén -> từ tượng hình.

- Câu 2: Bịch -> từ tượng hình.

- Câu 3: Bốp -> từ tượng thanh.

- Câu 4: Lẻo khẻo -> từ tượng hình; chỏng quèo từ tượng hình.

Bài tập 2. Tìm 5 từ tượng hình gợi dáng đi của con người: lò dò, rón rén, khệnh khạng, lẻo khẻo, thướt tha.

Bài tập 3. Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười:

Ha hả: Từ gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí.

Hì hì: Từ tả tiếng cười phát ra bằng mũi, thường biểu lộ thái độ không đồng tình, cũng không phản đối.

Hô hố: Từ mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ.

Hơ hớ: Từ mô tả tiếng cười thoải mái, vui vẻ không cần che đậy, gìn giữ.

Bài tập 4. Đặt câu hỏi với các từ tượng thanh, tượng hình:

- Ngoài trời đã lắc rắc những hạt mưa xuân.

- Trên cây đào trước ngõ đã lấm tấm mấy nụ đào, báo hiệu mùa xuân đang sang.

- Vịt bầu mẹ lạch bạch đi trước, theo sau là một đàn con đang tranh nhau một con giun bé tí teo.

- Giọng nói của bạn Mai lớp em Ồm Ồm như con trai.

Bài tập 5. Sưu tầm bài thơ sử dụng từ tượng thanh, tượng hình hay:

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh...
                            (Lượm - Tố Hữu)

Các bài học liên quan
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
TỨC NƯỚC VỠ BỜ (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
TRONG LÒNG MẸ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng
TÔI ĐI HỌC - Thanh Tịnh

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật