Đề: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Tình yêu là một trong những đề tài muôn thuở của thơ ca. Từ xưa đến nay, nhiều thi sĩ đã viết về tình yêu bằng những cảm xúc phong phú làm rung động lòng người. Đặc biệt trong thơ Xuân Quỳnh, tình yêu đặt ra bao nhiêu trăn trở, suy tư.

BÀI LÀM

Tình yêu là một trong những đề tài muôn thuở của thơ ca. Từ xưa đến nay, nhiều thi sĩ đã viết về tình yêu bằng những cảm xúc phong phú làm rung động lòng người. Đặc biệt trong thơ Xuân Quỳnh, tình yêu đặt ra bao nhiêu trăn trở, suy tư. Những suy nghĩ của nhà thơ tưởng chừng như tản mạn, không theo một lôgic cụ thể, nhưng đã thật sự khêu gợi trí tưởng tượng, tạo ra những bất ngờ thú vị bằng chất thơ hồn nhiên say đắm, trong một bài thơ nổi tiếng Sóng. Tứ thơ toàn bài xoay quanh một hình tượng sáng tạo có giá trị thẩm mĩ - hình tượng sóng thể hiện những trạng thái của tình yêu thấm đẫm chất trữ tình trong sáng.

Ta hãy phân tích hình tượng sóng trong bài thơ trên.

Hình tượng sóng trong bài thơ diễn tả những cảm xúc, những sắc thái tình cảm vừa phong phú vừa đa dạng, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim đang rạo rực yêu đương. Hình tượng sóng hiện lên qua hình ảnh và nhịp điệu nhịp nhàng, lúc sôi nổi dồn dập, lúc dịu êm sâu lắng như nhịp sóng ngoài biển khơi, cũng là nhịp của những con sóng tình cảm của một trái tim khao khát yêu thương:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ

Âm điệu những câu thơ năm tiếng như những đợt sóng vỗ suốt chiều dài của bài thơ. Trên mặt đại dương, sóng nước triền miên; trong cuộc đời thường, tình yêu luôn luôn hiện hữu và vĩnh hằng. Sóng có khi dâng lên dữ dội tình yêu sôi nổi nồng nàn; sóng có lúc lặng lẽ dịu êm tình yêu sâu lắng thiết tha:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Những câu hỏi:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?

thể hiện tâm trạng của người đang yêu suy tư về sự huyền diệu, cái bí ẩn của tình yêu: cố gắng tìm ngọn nguồn của tình yêu nhưng không có được lời giải đáp. Vì tình yêu vốn không theo quy luật của lí trí. Câu trả lời không phải để giải đáp: mà chỉ là một cảm nhận chân thành, như một lời thú nhận:

Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?

Một thể hiện của anh yêu là nỗi nhớ nhung? Hình tượng sóng gợi nỗi nhớ của người đang yêu

Ôi con sóng nhớ bờ.

Nỗi nhớ ấy thiết tha mãnh liệt, tràn ngập không gian nhiều phương nhiều hướng, chiếm hữu thời gian ngày đêm, ngay cả trong giấc mơ:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được.

Nỗi nhớ không chỉ ở trong ý thức, tiềm thức mà dường như ở tận cùng vô thức:

Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.

Yêu thì tin tưởng, thủy chung. Cho nên vẫn hình tượng sóng biểu hiện niềm vui và lòng chung thủy của những người đang yêu. Nếu:

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.

thì người con gái đang yêu:

Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.

Niềm tin và lòng thủy chung thật cảm động. Con sóng lúc nào cũng hướng hôi bờ, tình yêu thủy chung nhất định cũng sẽ tới bến hạnh phúc dù thời gian có chia cách, không gian có ngăn trở.

Cuối cùng hình tượng sóng - tình yêu mang ý nghĩa thật cao đẹp. Tình yêu gắn liền với cuộc sống, chan hòa với cuộc đời lớn lao mở rộng, giữa biển lớn tình yêu, và vĩnh viễn với thời gian ngàn năm còn vỗ:

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.

Khát vọng của tình yêu cũng là khát vọng được sống, gắn bó với cuộc đời như những con sóng hòa vào biển rộng bao la. Sóng vỗ triền miên bất tận như tình yêu gắn bó mãi mãi, gắn bó bằng tình yêu và trong tình yêu.

Tóm lại, hình tượng sóng đã thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Hình tượng sóng cùng âm điệu thơ khi mãnh liệt sôi nổi, khi sâu lắng dịu êm đã thể hiện những khát vọng yêu thương và được thương yêu trong trái tim của những người tuổi trẻ hồn hậu và trong sáng.

Các bài học liên quan
ĐỀ: 1. Phân tích nhân vật Trương Ba để thấy được khát vọng bình dị mà cao đẹp của con người lao động. 2. Phân tích đoạn kết của vở kịch.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 12 mới cập nhật