Đề bài: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phù, Hối Trai. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên. Mẹ ông là Trương Thị Thiệt. Ông sinh ra tại quê mẹ: làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).
BÀI LÀM
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phù, Hối Trai. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên. Mẹ ông là Trương Thị Thiệt. Ông sinh ra tại quê mẹ: làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 1943, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài. Năm 1849, ông trở ra Huế học và đang chờ khoa thi thì được tin mẹ mất, ông trở về quê chịu tang mẹ. Trên đường về, do bị ốm nặng lại thương khóc mẹ nhiều nên ông bị mù cả hai mắt. Từ đó, ông chuyển sang học nghề thuốc. Tuy bị mù nhưng ông vẫn dạy học, làm thuốc và sáng tác văn học. Năm 1859, giặc Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu về cần Giuộc, sau đó lại về Ben Tre. Ông tiếp tục dạy học, làm thuốc, sáng tác và luôn giữ thái độ kiên trung, không hợp tác với giặc. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước và tinh thần đạo nghĩa cao cả.
Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là trước khi Pháp đánh chiếm Gia Định, các sáng tác của ông tập trung ca ngợi các giá trị đạo đức truyền thống: truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu. Giai đoạn thứ hai là sau khi Pháp đánh chiếm Gia Định, các tác phẩm tập trung lên án quân xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, ngợi ca các tấm gương chiến đấu của nhân dân: Chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh...
Với Nguyễn Đình Chiểu, thiên chức của thơ văn là chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai; vạch trần âm mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa. Các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu có ngôn ngữ và cách diễn đạt bình dị, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Ông luôn kết hợp tính cổ điển với tính dân gian, bút pháp lí tưởng hóa với tả thực, Vì thế, tác phẩm của Đồ Chiểu đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là bản sắc địa phương Nam Bộ.
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đúng như Phạm Văn Đồng - nhà cách mạng, nhà giáo dục, nhà lí luận văn hóa, đồng thời cũng là nhà văn nghệ lớn của nước ta đã nói: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. (Nguyễn Đình chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng)
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo