Đề: Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)
Tính cách nổi bật nhất của Vũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp. Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể, cái đẹp ấy thành ra phù phiếm, nó sang trọng, siêu đẳng, thậm chí “cao cả và đẫm máu” như một “bông hoa ác”.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Theo Xuân Diệu, “trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh”.
- Đề: Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
- Đề: Phân tích bài Tương tư của Nguyễn Bính.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Đề: Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô). Theo anh (chị), trong cảm hứng và quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Huy Tưởng thì hai nhân vật này đáng khen hay đáng trách? Căn cứ vào đâu để nói như vậy?
DÀN BÀI
1. Tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô, Đan Thiềm
a. Tính cách
- Tính cách nổi bật nhất của Vũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp. Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể, cái đẹp ấy thành ra phù phiếm, nó sang trọng, siêu đẳng, thậm chí “cao cả và đẫm máu” như một “bông hoa ác”. Vì thế, đi tận cùng niềm đam mê, khao khát ấy, Vũ Như Tô tất phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình. Ông trở thành kẻ thù của dân chúng, thợ thuyền mà không hay biết.
Cái tài ba được nói đến chủ yếu ở các hồi, lớp trước thông qua hành động của Vũ Như Tô và nhất là lời của các nhân vật khác nói về ông thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”. Nghệ sĩ ấy có thể “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ". Ông “chỉ vẫy bút là chim, hoa đã hiện lên trên mảnh lục thần tình biến hóa như cảnh Hóa Công”. Nhưng chính vì quá đam mê, khao khát, đắm chìm trong sáng tạo mà Vũ Như Tô càng dễ xa rời đời sống; càng sáng suốt trong sáng tạo nghệ thuật thì càng mê muội trong những toan tính âu lo đời thường. Hồi không nói nhiều đến tài năng của nhân vật này (chỉ duy nhất có Đan Thiềm nhắc đến), mà đặt Vũ Như Tô vào việc tìm kiếm một câu trả lời: Xây đài Cửu Trùng là đúng hay sai? Có công hay có tội? Nhưng Vũ Như Tô không trả lời được thỏa đáng câu hỏi đó bởi ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên lập trường cái đẹp mà không đứng trên lập trường cái thiện. Hành động của ông không hướng đến sự hòa giải mà thách thức và chấp nhận sự hủy diệt. Vũ Như Tô đã từng tranh tinh xảo với Hóa Công, giờ lại bướng bỉnh tranh phải - trái với số phận và với cuộc đời. Hành động kịch hướng vào cuộc đua tranh này thể hiện qua diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô.
Nếu Vũ Như Tô là người đam mê cái đẹp và khao khát sáng tạo cái đẹp thì tính cách của Đan Thiềm là tính cách của người đam mê cái tài, cụ thể là tài sáng tạo nên cái đẹp. Bệnh Đan Thiềm là tính cách của người đam mê cái tài, cụ thể là cái tài sáng tạo nên cái đẹp. Bệnh Đan Thiềm (như chữ của Nguyễn Huy Tưởng) là bệnh mê đắm người tài hoa, hay bệnh của kẻ “biệt nhỡ liên tài” (như chữ của Nguyễn Tuân). Nhưng cái tài ở đây không phải cái tài nói chung mà là cái tài siêu việt, siêu đẳng. Đan Thiềm có thể quên mình để khích lệ, bảo vệ cái tài ấy, nhưng nàng luôn tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp vì nàng hiểu người, hiểu đời hơn, thức thời, mềm mại và dễ thích ứng với hoàn cảnh hơn Vũ Như Tô. Hai lần nàng khuyên nhủ Vũ Như Tô đều hết sức sáng suốt, nhưng lần thứ nhất lời khuyên có hiệu lực; lần thứ hai thì không và bi kịch của Đan Thiềm chủ yếu gắn với thất bại này. Tất nhiên, nàng chỉ đau xót và tiếc thay cho Vũ Như Tô chứ không oán trách ông. Giữa nàng với người “đồng bệnh” Vũ Như Tô vẫn có một khoảng cách không thể vượt qua. Tâm lí của Đan Thiềm ở hồi V tập trung diễn biến theo sự thành bại của lời - cũng là hành động - khuyên can này.
Ở hồi cuối, cả Vũ Như Tô và Đan Thiềm đều lâm vào trạng thái khủng hoảng với một nỗi đau chung: sự vỡ mộng thê thảm. Nhưng diễn biến tâm trạng của họ có chiều hướng vận động và biểu hiện khác nhau.
b. Diễn biến tâm trạng
Đan Thiềm cũng đau đớn nhận ra thất bại của giấc “mộng lớn” xây Cửu Trùng Đài, nhưng nhạy bén, sớm sủa,- kịp thời hơn Vũ Như Tô. Tâm trí của nàng giờ đây không còn hướng vào sự thành bại của việc xây Cửu Trùng Đài, mà hướng vào sự sống còn của Vũ Như Tô, người nghệ sĩ tài trời “ngàn năm chữ dễ có một”. Nàng khẩn khoản khuyên Vũ Như Tô đi trốn và thấy lời khuyên của mình vô hiệu thì hốt hoảng, đau đớn đến tột cùng. Trong mấy lớp liên tiếp của hồi V, Đan Thiềm đã năm lần bảy lượt khuyên Vũ Như Tô “trốn đi” (điệp khúc “trốn đi”, “lánh đi”, “chạy đi” vang lên đến mười bốn lần; bốn lần nàng van lạy tha cho ông Cả). Điệu bộ nàng “hớt hơ hớt hải”, “mặt cắt không còn một giọt máu”. Giọng nàng “hổn hển”, đức đoạn trong âm vang kinh hoàng, điên đảo của bạo loạn chốn cung đình và trong lúc chính nàng bị sĩ và, bị bắt bớ rất bất công, oan nghiệt. Lời nói của nàng khẩn khoản như đẫm máu và nước mắt. Đến lúc nhận ra ngay cả việc đổi mạng sống của mình (Tướng quân nghe tôi. Bao nhiêu tội tôi xin chịu hết. Nhưng xin tướng quân tha cho ông Cả. Ông ấy là một người tài... ” để cứu Vũ Như Tô cũng không được thì Đan Thiềm buông lời vĩnh biệt tất cả (Đài lớn tan tành! Ông cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!). Đó cũng là lời vĩnh biệt mãi mãi Cửu Trùng đài, vĩnh biệt một “giấc mộng lớn” trong máu và nước mắt.
Vũ Như Tô, trái lại, vẫn không thoát ra khỏi tình trạng mơ màng, ảo vọng của chính mình. Ông không tin rằng, cái việc cao cả mình làm lại có thể bị xem là tội ác, cũng như không thể tin sự quang minh chính đại của mình lại bị rẻ rúng, nghi ngờ. Sự vỡ mộng của Vũ Như Tô vì thế đau đớn, kinh hoàng gấp bội so với Đan Thiềm. Nỗi đau ấy bộc lộ thành tiếng kêu bi thiết mà âm điệu não nùng, khắc khoải của nó thành âm hưởng chủ đạo bao trùm đoạn kết đã đành, mà nó còn thành một thứ chủ âm dội ngược lên toàn bộ những phần trước của vở kịch. “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm Ôi Cửu Trùng Đài” - đó cũng là những tiếng kêu cuối cùng của Vũ Như Tô khi ngọn lửa oan nghiệt đang bùng bùng thiêu rụi Cửu Trùng Đài, trước khi tác giả của nó bị dẫn ra pháp trường. Trong tiếng kêu ấy, “mộng lớn”, “Đan Thiềm”, “Cửu Trùng Đài” đã được Vũ Như Tô đặt kế tiếp nhau, nỗi đau mất mát như nhập hòa làm một, thành một nỗi đau bi tráng tột cùng.
Như vậy, diễn biến tâm trạng của hai nhân vật ở hồi cuối này góp phải thể hiện tính cách bi kịch ở mỗi người cũng như những gì được xem là “đồng bệnh”, “tri âm” (hay đồng điệu) ở họ, đồng thời qua đó, góp phần khơi sâu hơn chủ đề của tác phẩm.
Chứng “đồng bệnh” ở Đan Thiềm và Vũ Như Tô được chính hai người nổi ra, cả khi tự nói về mình - “đôi mắt thâm quầng này do những lúc thức khi người ngủ, khóc khi người cười, thương khi người ghét” - “Tài làm lụy ông, cũng như nhan sắc người phụ nữ... tài bao nhiêu lụy bấy nhiêu”. Chúng “đồng bệnh” ấy thực chất là sự đồng điệu trong mộng ước, đồng điệu trong nỗi đau... Xuất phát từ sự tự ý thức sâu xa về bi kịch của tài và sắc (hay sự bạc bẽo của thân phận người nghệ sĩ và giai nhân, được thâu tóm, cô đức trong chữ lụy)
2. Về thái độ của nhà văn và cách đánh giá hai nhân vật Vũ Như Tô, Đan Thiềm
Có thể hiểu thái độ, cách đánh giá của Nguyễn Huy Tưởng về Vũ Như Tô qua thái độ, cách đánh giá của Đan Thiềm đối với nhân vật này (Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm). Đổ là sự cảm phục, trân trọng nồng nhiệt đến quên mình. Nhưng Nguyễn Huy Tưởng cũng thận trọng, tỉnh táo nhận ra Vũ Như Tô chỉ là người tài, chưa phải bậc hiền tài; cái đẹp mà Vũ Như Tô có thể tạo ra là tuyệt mĩ mà không tuyệt thiện. Chân lý chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn nửa kia thuộc về đời sống dân chúng. Như vậy, nổi chung Vũ Như Tô và Đan Thiềm là tính cách đa diện, phức tạp. Thái độ nhà văn, chủ yếu là trân trọng cái tài, khâm phục cái hoài bão, cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô, không phải là thái độ ngợi ca một chiều, và có những chỗ ông không đồng tình với nhân vật của mình.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12