Tư vấn 5 cách học giúp học tốt môn Địa Lí lớp 12

Bài viết hôm nay của chúng tôi xin chia sử một vài kinh nghiệm học và làm bài giúp các bạn có kết quả tốt nhất trong quá trình học và trong các kỳ thi của môn Địa Lí lớp 12 bậc THPT.

Để học tốt và đạt điểm cao môn Địa các bạn cần nâng cao kỹ năng đọc và hiểu Atlat

1. Ghi nhớ bài ngay tại lớp

- Với bài giảng được dạy ở trên lớp, các bạn cố gắng tập trung nghe và nhớ luôn, khi về nhà chỉ cần tái hiện lại trong đầu là có thể nhớ sâu bài học.

-  Với những bài học có nội dung dài, không thể ghi nhớ hết được, nên học theo cách ghi dàn ý hoặc sử dụng sơ đồ, để có thể ghi nhớ tổng quát lượng kiến thức.

-  Bài học nói về các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp thì cần lưu ý tới điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, những hạn chế, khó khăn...

- Bài học về các vùng kinh tế, thì cần dồn trọng tâm vào những vấn đề: vị trí địa lí của vùng đó (tiếp giáp nước nào, vùng nào, có giap biển hay không), những thế mạnh, điểm hạn chế của vùng kinh tế đó...

2. Nâng cao kỹ năng sử dụng Atlat

Để sử dụng hiệu quả Atlat trong quá trình học, các bạn cần nắm được một số nguyên tắc sử dụng sao:

- Nếu đề bài yêu cầu tìm hiểu về tình hình phát triển của một ngành nào đó,  thì chủ yếu các bạn sẽ khai thác  trên các biểu đồ biểu thị tương ứng trong Atlat kèm những số liệu cụ thế.

- Nếu yêu cầu tìm hiểu về đặc điểm phân bố thì xác định dựa trên bản đồ, để thấy sự phân bố theo vùng và theo các tỉnh.

3. Kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ

-  Môn Địa Lí sử dụng tương đối nhiều bản đồ, vì vậy các bạn cần vẽ thành thạo các dạng biểu đồ: tròn, cột, đường, miền và kết hợp. Đặc điểm của từng dạng biểu đồ như sau:

+ Biểu đồ tròn: Dùng để thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng mà dưới 2 năm. Ví dụ thể hiện cơ cấu của ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của Việt Nam năm 2012...

+ Biểu đồ cột (đơn, đôi...): Dùng thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm. Ví dụ thể hiện sự biến động dân số, diện tích đất đai...

+ Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): Sử dụng cho bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm. Ví dụ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số…

+ Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: Sử dụng vào các bài muốn thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.

+ Biểu đồ miền: Thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên. Ví dụ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam hoặc cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ từ năm 1990 - 2005.

+ Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).

+ Ngoài ra có dạng biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên…

- Ngoài vẽ, thì phải cần thêm khả năng nhìn và nhận xét biểu đồ, đi từ khái quát đến cụ thể và có kèm số liệu, để tăng tính thuyết phục

4. Khả năng tính toán

Giống như các bộ môn khối A, Địa Lí cũng có dạng bài tính toán, bao gồm những đại lượng và công thức bắt buộc học sinh cần nhớ:

- Mật độ dân số (người/km2) = Dân số/diện tích

- Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = Tỷ suất sinh - Tỷ suất tử

- Biên độ nhiệt = Nhiệt độ tháng cao nhất - Nhiệt độ tháng thấp nhất

- Cân bằng ẩm = Lượng mưa – Lượng nước bốc hơi

-  Độ che phủ rừng = (Diện tích rừng x 100)/Diện tích tự nhiên

- Bình quân lương thực/người (kg/người) = Sản lượng/dân số

- Năng suất lúa (tạ, tấn/ha) = Sản lượng/Diện tích

- Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu - Giá trị nhập khẩu

5. Rèn luyện khả năng làm bài

Sử dụng hệ thống trắc nghiệm AZtest,  người ra đề có thể tạo ra hàng loạt mã đề thi cho một cấu trúc ma trận đề giúp cho học sinh thường xuyên luyện tập nhờ đó hệ thống được lượng kiến thức đã học, làm quen được với cấu trúc đề thi, tiếp xúc nhiều dạng bài, khảo sát được mức độ kiến thức của bản thân.

Để tăng khả năng, cũng như phản xạ và tâm lý trong quá trình làm bài thi, các bạn có thể tìm những dạng đề thi trắc nghiệm trên mạng, hoặc xin bộ đề từ thầy cô giáo của mình. Mang về nhà làm với thái độ nghiêm túc nhất có thể: bấm giờ như khi thi, không sử dụng tài liệu, hay làm việc riêng trong lúc làm bài.

Phương pháp này không những giúp bạn kiểm tra được kiến thức, mà còn rèn luyện tâm lý và khả năng làm bài. Chỉ nên thực hiện khi đã ôn luyện thật kỹ.

Chúc các bạn sớm chinh phục được môn học thú vị này!

Xem các bí quyết khác

5 nguyên tắc giúp làm bài trắc nghiệm Địa Lí đạt điểm cao

Giải bài tập môn Địa Lí

Đề thi mới cập nhật

Top 10 trường học nổi bật