Cây tre là một cây khẳng khiu nhưng có nhiều công dụng. Lá tre thường được người Việt Nam lấy để gói bánh vào dịp tết Đoan Ngọ. Thân tre thì dùng để làm đũa, muỗng...
Thuyết minh về một đồ dùng trong học tập - Thuyết minh về cây bút bi. Một vật dụng nhỏ gọn và tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay mà chúng ta thường nhắc đến nó - Văn mẫu lớp 8, văn hay lớp 8
Có những bài thơ chỉ đi thoảng qua trí óc người đọc như một cơn gió. Nhưng cũng có những bài thơ đã neo lại vững chắc trong tâm hồn, trong trí tuệ người đọc, trụ lại mãi với thời gian.
“Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái rất đẹp tên là Mị Nương..."
Tôi cầm quyển sách, đứng nghiêm và đọc rõ ràng. Tôi tưởng như mình đang đứng trước lớp trong giờ giảng văn ngày mai. Mới tám giờ tối cả nhà còn thức cả. Bé Minh - đứa em lên bốn của tôi, chốc chốc lại nhảy lên la lớn:
- Anh Phương đọc hay quá!...
Chiếc đồng hồ trên nóc tủ kêu lên những tiếng tích tắc nho nhỏ.
Giờ này chắc bạn đang say sưa với những ước mơ lớn: luyện thép ở lò cao hay du hành trong vũ trụ, mang toán học phục vụ con người. Ước mơ đẹp đẽ đó của bạn cũng là ước mơ của tất cả thiếu niên Việt Nam.
Vào một buổi sáng thứ hai đẹp trời, không khí mát mẻ, dễ chịu, ánh nắng ban mai vàng tươi, rực rỡ, chan hòa trải khắp mọi nơi. Tại một con đường đất đỏ như chu sa hiện rõ bãi cát trắng, to, mịn màng, trên đó có nhóm trẻ tinh nghịch khá nổi tiếng trong xóm đang nô đùa, chạy nhảy. Trong khi đó, ở phía lề phải kia, cậu học sinh Hòa gương mặt thông minh, sáng sủa đang lững thững cắp sách đến trường.
Anh hai kính nhớ!
Chúng em cũng vừa được đi thăm công trình thủy điện Sông Đà. Qua thư này em muốn gửi tới anh niềm vui của em sau ngày đi tham quan sông Đà thú vị đó. Anh nghe em kể về công trình đó nhé.
Quê Dũng ở vùng đồi chè, rừng cọ, về đây mới được vài hôm mà Dũng đã quen với tất cả. Ngôi nhà Dũng đến ở dưới chân núi, đối diện với đồi chè. Dũng thường theo chú và anh vào rừng hoặc lên núi kiếm củi.
Thời thơ ấu!
Mỗi khi nhắc đến ba tiếng ấy, trái tim tôi lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp về thời thơ ấu, nhưng chỉ có “rừng thông xanh” là tôi yêu quý nhất. Đã bao lần tôi xao xuyến về cái tên ấy. Ôi! Rừng thông xanh của tôi!
Con cò bay lả, bay la..., Con cò bay bổng, bay cao. Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời nay. Con cò thật là gần gũi thân quen với người nông dân.
Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Sông chảy giữa những bãi mía màu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ.
Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải thuộc lòng câu tục ngữ: Tiên học lễ hậu học văn.
Hoạt động tham quan du lịch giờ đây khá đa dạng. Các em có thể được đến thăm các địa điểm văn hóa lịch sử: khu di tích lịch sử, các bảo tàng, địa điểm văn hóa khảo cổ...
Khi còn sống, Bác Hồ kính yêu luôn dành cho thế hệ thanh thiếu niên những tình cảm yêu quý và cả lòng kì vọng lớn lao. Bác từng nói: “Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, một thời bắt đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”, Quả đúng như vậy, tuổi trẻ với nhiều thế mạnh, có vai trò quyết định đến sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia, dân tộc. Tuổi trẻ chính là tương lai của tổ quốc.
Muốn làm thằng Cuội quả thực là sản phẩm của một tư duy độc đáo. Ý thơ giàu sức tưởng tượng, vừa phong phú lại diệu kì. Giọng thơ nhẹ nhàng và thanh thoát. Đặc biệt chất trữ tình thấm đượm và lan tỏa làm toát lên trọn vẹn cái khát khao sống thanh sạch và cái thiên lương trong sáng ngay giữa biển đời nhơ nhuốc của nhà thơ.
Bài thơ Ông đồ chứa chan tinh thần nhân đạo. “Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời” (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả Thi nhân Việt Nam đã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác Ông đồ.
Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX đã khắc họa thành công nhiều hình tượng nhân vật anh hùng mà bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là một trong những tác phẩm tiêu biểu. Bài thơ đã đem đến cho chúng ta một cảm nhận đẹp về nhà chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
“Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ" và “Bình Ngô đại cáo” ra đời trong ba thời kì khác nhau, từ thuở đất nước mới xây nền thái bình thịnh trị cho đến những giai đoạn đầy cam go thử thách chống giặc ngoại xâm.
Tâm hồn tình cảm của Nguyễn Trãi không bút nào tả xiết, nó cao tựa núi Thái Sơn, rộng như biển Thái Bình. Ông như một tinh hoa của trời đất, là tấm gương soi sáng cho bao thế hệ.
Hịch tướng sĩ là một tác phẩm chính luận mẫu mực. Lời văn đơn giản nhưng sắc bén, đặc biệt nó có khả năng tác động rất cao. Chính vì thế mà không có gì quá đáng khi có người nhận xét: đọc Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, người ta thấy bứt rứt vô cùng, lúc nào cũng chỉ muốn hành động, hành động và hành động.
Lời Bác Hồ dạy đã được bao thế hệ học sinh ghi nhớ và cố gắng thực hiện. Bác đã chỉ rõ cho lớp trẻ thấy rằng, việc học tập của học sinh hôm nay sẽ quyết định tương lai đất nước ngày mai. Vì thế, học sinh phải học tập tốt để làm vẻ vang cho đất nước.
Thể thơ lục bát mềm mại, du dương đã đi từ ca dao đến thơ hiện đại. Với âm điệu mượt mà của mình nó trở thành thể loại phù hợp nhất để diễn tả điệu hồn dân tộc hiền hòa, tình cảm thiết tha, sâu lắng.
Làm bếp ai chẳng biết mấy động tác hết sức quen thuộc như nấu, nướng, xào, hấp, chiên, rán... Riêng ở miền núi, nhất là ở miền núi phía Bắc, còn có thêm động tác là lam. Lam nước, lam chè, lam củ sắn, củ mài, lam cá lam thịt...
Hoa mẫu đơn là một loài hoa đẹp, được người Trung Quốc ưa chuộng và quý trọng. Người ta gọi đó là “nàng tiên trong các loài hoa”. Hoa mẫu đơn là một loại hoa nổi tiếng trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc.
Có loài chim kì lạ, chúng kết đôi và chung thủy cả đời mình trong những hang động trên những hòn đảo ngoài khơi xa. Chúng cùng nhau xây tổ ấm của mình trên vách đá, nơi ánh mặt trời không đến được. Đó là loài chim yến mà tổ của chúng gọi là yến sào thực phẩm quý mà ngày xưa chỉ có các bậc đế vương, quý tộc mới được dùng.
Cây gạo của làng An Điện, soi bóng từ bao giờ xuống mặt gương của con sông Đào chẳng ai rõ. Thuở còn nhỏ, đã thấy quán hàng đơn sơ lợp bằng lá mía của bà Tân dựng ngay dưới gốc.
Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Chính là do tài thông minh của tạo hóa đã biết dùng đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình: nước. Chính nước làm cho đá sống dậy, làm cho đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận và có tri giác, có tâm hồn.
Làng Gióng vốn là tên gọi nguyên sơ để chỉ một làng Việt cổ nay là khu vực các làng Đổng Viên, Đổng Xuyên, Phù Đổng và cả Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Làng mở hội hàng năm từ ngày mùng 6 đến 12 tháng tư m lịch, chính hội là mùng 9. Hội Gióng là hội lớn nhất và phong phú, nghiêm trang nhất của đất Kinh Bắc xưa.
Chân dung người phụ nữ Việt Nam với tà áo dài và chiếc nón.
Hình ảnh người con gái Việt Nam dịu dàng tha thướt trong chiếc áo dài, với chiếc nón bài thơ e ấp trong tay, nghiêng nghiêng vành nón lá như cố giấu nụ cười, ánh mắt là một hình ảnh duyên dáng, dễ thương và gợi cảm nhất của người con gái Việt Nam.
Trồng hoa cây cảnh vốn đã có từ lâu đời, trở thành một nghề truyền thống ở Hà Nội với những làng hoa nổi tiếng như: Nghi Tàm, Quảng Bá, Ngọc Hà, Nhật Tân. Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa và trình độ dân trí, nhu cầu sử dụng hoa, cây cảnh trong đời sống hằng ngày càng trở nên phổ biến, chịu tác động của các yếu tố thị trường và nhận thức xã hội.
Trong thiên nhiên, hoa nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng mỗi loài hoa đều có một sắc thái riêng, một dáng vẻ riêng, gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ khác nhau, trong đó mai vàng là hoa thân thiết nhất của phương Nam.
Hoa đào là hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam mỗi độ xuân về. Bản thân hoa đào là thứ hoa ngày Tết, cùng với hoa cúc, hoa mai có ý nghĩa văn hóa lớn.
Hoa hồng gần gũi và thân thuộc với mỗi chúng ta. Nó có một vẻ đẹp riêng dịu dàng và quyến rũ. Tuy có một chút kiêu kì quý phái nhưng nhìn chung hoa hồng chiếm được cảm tình của hầu hết mọi người.
Hương Sơn là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta. Ở đây cảnh đẹp thiên nhiên lại được bàn tay con người tô điểm thêm từ lâu đời bằng những công trình văn hóa, nghệ thuật tuyệt vời.
Khu di tích lịch sử đền Hùng dựng trên núi Nghĩa Lĩnh - nay thuộc xã Hi Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội 94 km về phía Bắc.Nơi đây, xưa là Quốc đô của Nhà nước Văn Lang, dưới quyền trị vì của 18 đời vua Hùng, đóng đô ở Phong Châu.
Chùa Một Cột là cách gọi nôm na theo hình dáng kiến trúc của nó. Một tên gọi nôm na khác của chùa nữa là chùa Mật. Chính tên Hán Việt của chùa là Nhất Trụ Tháp. Nhưng khởi thủy, chùa có tên là Diên Hựu hay là Liên Hoa Đài (đài hoa sen).
Văn Miếu được xây dựng vào tháng tám năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm 1070 (đời Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo Nho (Khổng Tử, Mạnh Tử..) và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng: Trong nền văn hóa cổ nước ta có rất nhiều viên ngọc bị che lấp bởi lớp bụi thời gian mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm tòi, bảo vệ cho nó sáng mãi. Khu di tích lịch sử văn hóa chùa Dâu là một viên ngọc như thế.
Hồ Ba Bể là thắng cảnh thiên nhiên độc đáo của tỉnh Bắc Kạn và được UNESCO xếp vào danh sách hai mươi hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ và phát triển.
Từ Văn Miếu đi thuyền qua một đoạn uốn khúc hình chữ U của sông Hương, Khúc quanh này len lỏi qua một vùng núi trập trùng, cỏ cây xanh tươi là đến điện Hòn Chén.
Chẳng biết bánh khúc có từ bao giờ, ai là người đầu tiên làm được món bánh này nhưng bánh khúc đã quen thuộc từ lâu với rất nhiều người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, từ nông thôn đến thành thị.