Trong những áng văn nghị luận trung đại, Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có một vị trí quan trọng. Nó là áng văn khởi đầu cho nền văn học thời Lí - Trần. Hơn nữa, nó lại là áng văn đầu tiên thể hiện khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Lời Bác Hồ dạy đã được bao thế hệ học sinh ghi nhớ và cố gắng thực hiện. Bác đã chỉ rõ cho lớp trẻ thấy rằng, việc học tập của học sinh hôm nay sẽ quyết định tương lai đất nước ngày mai. Vì thế, học sinh phải học tập tốt để làm vẻ vang cho đất nước.
Mary thân mến!
Mình rất vui khi trở thành một người bạn tốt của bạn, và qua bức thư của bạn, mình có thể hình dung về một đất nước tươi đẹp với mùa đông tuyết phủ trắng trên các mái nhà và trên đường phố.
Thể thơ lục bát mềm mại, du dương đã đi từ ca dao đến thơ hiện đại. Với âm điệu mượt mà của mình nó trở thành thể loại phù hợp nhất để diễn tả điệu hồn dân tộc hiền hòa, tình cảm thiết tha, sâu lắng.
Làm bếp ai chẳng biết mấy động tác hết sức quen thuộc như nấu, nướng, xào, hấp, chiên, rán... Riêng ở miền núi, nhất là ở miền núi phía Bắc, còn có thêm động tác là lam. Lam nước, lam chè, lam củ sắn, củ mài, lam cá lam thịt...
Hoa mẫu đơn là một loài hoa đẹp, được người Trung Quốc ưa chuộng và quý trọng. Người ta gọi đó là “nàng tiên trong các loài hoa”. Hoa mẫu đơn là một loại hoa nổi tiếng trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc.
Trong hàng trăm thứ quà quen thuộc của Hà Nội, có lẽ phở là món ăn được nhiều người ưa thích nhất. Từ phố lớn đến ngõ nhỏ, đâu đâu cũng có quán phở. Ở các quán nổi tiếng khách khá đông, đủ mọi lứa tuổi.
Có loài chim kì lạ, chúng kết đôi và chung thủy cả đời mình trong những hang động trên những hòn đảo ngoài khơi xa. Chúng cùng nhau xây tổ ấm của mình trên vách đá, nơi ánh mặt trời không đến được. Đó là loài chim yến mà tổ của chúng gọi là yến sào thực phẩm quý mà ngày xưa chỉ có các bậc đế vương, quý tộc mới được dùng.
Cây gạo của làng An Điện, soi bóng từ bao giờ xuống mặt gương của con sông Đào chẳng ai rõ. Thuở còn nhỏ, đã thấy quán hàng đơn sơ lợp bằng lá mía của bà Tân dựng ngay dưới gốc.
Đà Lạt là lẵng hoa khổng lồ tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Thành phố đã tổ chức Lễ hội sắc hoa Đà Lạt thật tưng bừng vào lúc 20 giờ ngày 18 -12 - 2004, tại vườn hoa thành phố nằm bên bờ hồ Xuân Hương.
Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Chính là do tài thông minh của tạo hóa đã biết dùng đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình: nước. Chính nước làm cho đá sống dậy, làm cho đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận và có tri giác, có tâm hồn.
Theo sử sách, Tết Trung Thu đã có cách đây ít nhất hai ngàn năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế Mặt Trời vào mùa xuân, tế Mặt Trăng vào mùa thu. Theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày “lành” để làm lễ tế thần Mặt Trăng.
Chiếc áo dài xuất hiện trong đời sống của người Việt từ lâu đời. Nó mang đậm bản sắc dân tộc và tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ. Bạn bè quốc tế cũng yêu thích và thán phục vẻ đẹp lạ kì, đầy hấp dẫn của chiếc áo dài Việt Nam.
Làng Gióng vốn là tên gọi nguyên sơ để chỉ một làng Việt cổ nay là khu vực các làng Đổng Viên, Đổng Xuyên, Phù Đổng và cả Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Làng mở hội hàng năm từ ngày mùng 6 đến 12 tháng tư m lịch, chính hội là mùng 9. Hội Gióng là hội lớn nhất và phong phú, nghiêm trang nhất của đất Kinh Bắc xưa.
Chân dung người phụ nữ Việt Nam với tà áo dài và chiếc nón.
Hình ảnh người con gái Việt Nam dịu dàng tha thướt trong chiếc áo dài, với chiếc nón bài thơ e ấp trong tay, nghiêng nghiêng vành nón lá như cố giấu nụ cười, ánh mắt là một hình ảnh duyên dáng, dễ thương và gợi cảm nhất của người con gái Việt Nam.
Du khách đi bằng đường bộ từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam không thể không đi qua Hàm Rồng. Hàm Rồng nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh lị Thanh Hóa, là yết hầu của con đường huyết mạch một thời đánh Mĩ, niềm tự hào của cả dân tộc trong một giai đoạn lịch sử oanh liệt.
Đây hồ Gươm, Hồng Hà, hồ Tây... Đây lắng hồn núi sông ngàn năm… Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu... Đó là những lời hát thiết tha ca ngợi thủ đô của đất nước Việt Nam yêu dấu.
Trồng hoa cây cảnh vốn đã có từ lâu đời, trở thành một nghề truyền thống ở Hà Nội với những làng hoa nổi tiếng như: Nghi Tàm, Quảng Bá, Ngọc Hà, Nhật Tân. Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa và trình độ dân trí, nhu cầu sử dụng hoa, cây cảnh trong đời sống hằng ngày càng trở nên phổ biến, chịu tác động của các yếu tố thị trường và nhận thức xã hội.
Người xưa coi cúc là một trong bốn thứ cây hoa quý được ví như bốn người bạn thân (tứ hữu): tùng, trúc, cúc, mai. Cúc tượng trưng cho tâm hồn thanh cao của những người quân tử muốn xa lánh vòng danh lợi vào luồn ra cúi.
Trong thiên nhiên, hoa nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng mỗi loài hoa đều có một sắc thái riêng, một dáng vẻ riêng, gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ khác nhau, trong đó mai vàng là hoa thân thiết nhất của phương Nam.
Hoa đào là hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam mỗi độ xuân về. Bản thân hoa đào là thứ hoa ngày Tết, cùng với hoa cúc, hoa mai có ý nghĩa văn hóa lớn.
Hoa hồng gần gũi và thân thuộc với mỗi chúng ta. Nó có một vẻ đẹp riêng dịu dàng và quyến rũ. Tuy có một chút kiêu kì quý phái nhưng nhìn chung hoa hồng chiếm được cảm tình của hầu hết mọi người.
Trong đời sống của người Việt Nam tự bao đời, chiếc nón lá đã là người bạn thủy chung, gần gũi, gắn liền với sinh hoạt hằng ngày. Chiếc nón che nắng che mưa cho người nông dân lúc vất vả cấy cày trên đồng ruộng hay khi đi dưới trời nắng gắt.
Hương Sơn là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta. Ở đây cảnh đẹp thiên nhiên lại được bàn tay con người tô điểm thêm từ lâu đời bằng những công trình văn hóa, nghệ thuật tuyệt vời.
Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ đến mùng sáu tháng giêng sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.
Khu di tích lịch sử đền Hùng dựng trên núi Nghĩa Lĩnh - nay thuộc xã Hi Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội 94 km về phía Bắc.Nơi đây, xưa là Quốc đô của Nhà nước Văn Lang, dưới quyền trị vì của 18 đời vua Hùng, đóng đô ở Phong Châu.
Chùa Một Cột là cách gọi nôm na theo hình dáng kiến trúc của nó. Một tên gọi nôm na khác của chùa nữa là chùa Mật. Chính tên Hán Việt của chùa là Nhất Trụ Tháp. Nhưng khởi thủy, chùa có tên là Diên Hựu hay là Liên Hoa Đài (đài hoa sen).
Vịnh Hạ Long là một phần rìa của đại lục châu Á bị đứt gãy và chìm xuống biển cách đây nhiều triệu năm. Nơi sâu nhất không quá 200m. Mặt vịnh rộng 1.500 km2, có hàng ngàn đảo đá muôn hình muôn vẻ.
Văn Miếu được xây dựng vào tháng tám năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm 1070 (đời Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo Nho (Khổng Tử, Mạnh Tử..) và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.
Hang Pác Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được Bác Hồ viết vào tháng 2 năm 1941 theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn.
Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng quê bùn đọng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chứa chan tình thương yêu. Bên cạnh nhân vật lão Hạc là ông giáo, một nhân vật để lại bao ấn tượng đối với mỗi chúng ta vẻ người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
Tình yêu thương là điều không thể thiếu trong mỗi trái tim con người, để trái tim xích lại gần nhau hơn. Bởi lẽ nếu không có yêu thương là mất đi sự sống.
Tố Hữu viết bài thơ "Khi con tu hú' vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày "ác mộng" bị cùm trói trong nhà lao Thừa Thiên. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện qua 10 câu thơ lục bát da diết và ám ảnh.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Đây là một loại dấu được dùng rất phổ biến , nó có những công dụng sau đây: - Dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong hai câu thơ trên vừa tạo ra màu sắc địa phương vừa tạo được âm điệu ngọt ngào cho câu thơ điều gợi lên cái hồn của xứ Huế thiết tha, nồng thắm.
Truyện “Chiếc lá cuối cùng" tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Ô Hen-ri. Truyện chỉ có ba nhân vật, những họa sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi và cụ già Bơ-men.
Tự học bạn sẽ có khả năng tập trung cao hơn, không bị phân tán vì ngoại cảnh lớp học, những câu chuyện của bạn bè,... Qua đó, bạn có điều kiện theo đuổi những mục đích học tập của mình và hoàn thành đúng kế hoạch.