Phân tích những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên thể hiện trong bài Đây mùa thu tới
Giới thiệu khái quát về Xuân Diệu và bài thơ Đây mùa thu tới...
- Bài học cùng chủ đề:
- Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài Đây mùa thu tới: Rặng liễu...dệt lá vàng.
- Vì sao Hoài Thanh lại nói Xuân Diệu là “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Nêu và phân tích những cái mới đó.
- Vì sao Hoài Thanh nói Xuân Diệu là “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Nêu và phân tích những cái mới đó.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Phân tích những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên thể hiện trong bài Đây mùa thu tới.
DÀN BÀI
Các ý chính:
Giới thiệu khái quát về Xuân Diệu và bài thơ Đây mùa thu tới.
1. Với tiêu đề Đây mùa thu tới Xuân Diệu đã cụ thể hỏa bước đi của thời gian, của mùa thu vốn vô hình. Nhà thơ như nhìn thấy mùa thu đang đến. Đây là cách nói của nhà thơ rất nhạy cảm với bước đi của thời gian.
2. Miêu tả mùa thu, Xuân Diệu không cần đến những công thức ước lệ quen thuộc của thơ ca cổ điển phương Đông mà bắt đầu bức tranh bằng hình ảnh “rặng liễu”.
Mở đầu là cái nhìn cận cảnh: Liễu buồn mà vẫn đẹp. Tiếp theo là cái nhìn toàn cảnh: Mùa thu đến khắp đất trời trong sắc màu “mơ phai”.
Miêu tả một cách tinh tế tính giao thôi của cảnh vật, bước đi của mùa thu qua sắc lá, dáng cây: Mùa thu đồng nghĩa với tàn phai rơi rụng, hao gầy.
Khả năng nhìn thấy cái vô hình, hữu tình hóa cái vô hình:
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đã nghe rét mướt luồn trong gió.
Mùa thu mang nỗi buồn tự bên trong: “nàng trăng tự ngẩn ngơ“, “chim bay đi". Cả đất trời đang diễn ra cuộc tiền biệt lớn:
Khí trời u uất hận chia li
"Nàng trăng tự ngẩn ngơ“ là dáng thu trên bầu trời, hình ảnh “thiếu nữ buồn không nói”, nhìn xa nghĩ ngợi là một dáng thu trên mặt đất. Hình ảnh thiếu nữ ở cuối bài mang đến cho thơ thu Xuân Diệu chất mới mẻ, trẻ trung lãng mạn khác với thơ thu truyền thống.
Với quan điểm mĩ học mới mẻ, hiện đại, con người là chuẩn mực cho cái đẹp trong vũ trụ, Xuân Diệu miêu tả mùa thu như “nàng thu”. Tất cả cảnh vật đều mang tâm trạng con người (rơi lệ, khô gầy, ngẩn ngơ, u uất...).
Những cảm nhận tinh tế cùa nhà thơ được thể hiện qua ngôn từ đặc sắc tài hoa. Cách nói mới mẻ, rất Tây so với hiện tại: “hơn một loài hoa”, “non xa khởi sự”, “nàng trăng tự ngẩn ngơ”... dần dần đã được Việt hóa.
dayhoctot.com
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo