Nghĩa của câu, trang 6 SGK Văn 11
Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ của bài thơ Thu điếu (Nguyễn Khuyến).
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Nghĩa của câu - Ngắn gọn nhất
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
GỢI Ý LÀM BÀI
1. Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ của bài thơ Thu điếu (Nguyễn Khuyến).
- Câu 1: nghĩa sự việc được diễn tả là hai trạng thái (Ao thu lạnh lẽo và nước trong veo).
- Câu 2: nghĩa sự việc được diễn tả là đặc điểm của chiếc thuyền (chiếc thuyền - bé tẻo teo).
- Câu 3 và 4: nghĩa sự việc lại được diễn tả như một quá trình (sóng — gợn; lá - dưa vèo).
- Câu 5: nghĩa sự việc gồm một quá trình ựừng mây - lơ lửng) và một đặc điểm (trời - xanh ngắt).
- Câu 6: nghĩa sự việc gồm một đặc điểm (ngõ trúc - quanh co) và một trạng thái (khách - vắng teo).
- Câu 7: nghĩa sự việc diễn tả các tư thế (tựa gối, buông cần).
- Câu 8: nghĩa sự việc diễn tả một hành động (cá - đớp).
2. Tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong những câu sau:
a) Có một ông rể quỷ như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sự lắm.
(Vũ Trọng Phụng - Số đỏ)
b) Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi.
(Nguyễn Tuân - Chữ người tử tù)
c) Dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình hư hỏng hay không!
(Vũ Trọng Phụng - Số đỏ)
Gợi ý.
a) Trong câu này, nghĩa tình thái thể hiện ở các từ kể, thực, đáng. Các từ còn lại biểu hiện nghĩa sự việc. Nghĩa tình thái: Công nhận sự "danh giá" là có thực nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó (từ kể), còn ở phương diện khác thì là điều đáng sợ.
b) Từ tình thái có lẽ thể hiện một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chưa hoàn toàn chắc chắn về sự việc (cả hai chọn nhầm nghề).
c) Câu có hai nghĩa sự việc và hai nghĩa tình thái.
- Sự việc thứ nhất "họ cũng phân vân như mình". Sự việc này được phỏng đoán một cách chưa chắc chắn (từ dễ có thể được hiểu là có lẽ, hình như,...).
- Sự việc thứ hai "mình cũng không biết con gái mình hư hay không". Người nói muốn nhấn mạnh bằng ba từ tình thái đến, chính, ngay (mình).
3. Câu 3 trang 9 SGK Văn 11.
Để chọn được từ thích hợp với phần để trống trong câu: ''Một kẻ biết kinh mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài,... không phải là kẻ xấu hay là vô tình", cần chú ý đến sự phù hợp với phần nghĩa sự việc: nói đến một người có nhiều phẩm chất tốt (biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài) thì không phải là người xấu. Phù hợp với phần nghĩa sự việc ấy, chỉ có thể là tình thái từ mang tính khẳng định mạnh mẽ, vì thế nên cần chọn từ hẳn.
dayhoctot.com
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo