Cái tôi phóng túng, ngông nghênh và khát khao khẳng định chính mình giữa cuộc đời của Tản Đà qua bài thơ Hầu Trời
Bài thơ Hầu Trời là một tác phẩm đặc sắc của nhà thơ Tản Đà. Với những chi tiết, tình huống hấp dẫn và pha chút khôi hài, bài thơ đã thể hiện được tri tưởng tượng phóng túng của nhà thơ.
- Bài học cùng chủ đề:
- Qua bài Hầu trời của Tản Đà, anh (chị) tìm những dấu hiệu chứng minh thơ Tản Đà: có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại của văn học.
- Đọc hiểu Hầu trời
- Qua bài ‘‘Hầu trời” của Tản Đá (có thể sử dụng thêm bài ,Muốn làm thằng cuội" đã học ở lớp 8). anh (chị) tìm những dấu hiệu chứng minh thơ Tản Đà “có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại của văn học’’.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Những năm 20 của thế ki XX, xã hội thực dân nửa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái xót đau. Những người trí thức có lương tri không chấp nhận nhập cuộc, nhưng để chống lại nó thì đó không phải là điều đơn giản ai cũng có thể làm được. Làm thơ giải sầu, đó là một cách thức khá phổ biến được nhiều người lựa chọn. Nhà thơ Tản Đà cũng thế. Nhưng khác với mọi người, Tản Đà là người đầu tiên, là người thứ nhất có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có một cái tôi (Xuân Diệu).
Tản Đà sáng tác nhiều thơ, Hầu Trời là một bài trong số ít những bài trường thiên đứng lại được với đi thời gian, ngạo cùng năm tháng. Cái hay, cái hấp dần nhất của bài thơ đối với người đọc là thế hiện được cái tôi phóng túng, ngông nghênh và khát khao khẳng định chính mình giữa cuộc đời cùa Tản Đà.
Tản Đà đã từng nhận mình là hủ nho lo việc đời, là người thuộc lớp người tài cao phận thấp, đau đời, chán đời, ông đã tìm cách đế thoát đời. Và để thoát đời, cách của ông là tìm lên cõi thượng giới do mình tưởng tượng ra. ở đó ông tha hồ, mặc sức để cho trí tưởng tượng mình tự do, bay bồng. Song, ông lại muốn đế cho người đọc họ tin, tin vào sự thật mình được lên trời để hầu Trời. Cho nên, cách vào bài thơ đầu tiên là ông khẳng định:
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lèn tiên sướng lạ lùng
Mọi người có nghi ngờ nữa không khi nhà thơ cứ một mực khăng khăng hồn phách mình, thân thể minh đã được lên tiên, đó không phải là chuyện mơ màng và mọi người cũng đừng nên hoảng hốt làm gì. Khẳng định cao độ như thế, dù người ta không tin thì trí tò mò cũng bị kích thích mạnh mẽ, họ sẽ dõi theo câu chuyện mà ông Tản Đà kia sẽ kể là chuyện gì. Cách vào bài thơ của nhà thơ quả thật vừa hóm hỉnh lại vừa có duyên lạnh lùng.
Tản Đà là nhà thơ, đã từng vì mưu sinh mà đem thơ ca bán phố phường, nhưng lúc này cũng là lúc văn chương hạ giới rẻ như bèo. Biết được thực tế cuộc sống khó khăn, chật vật là thế, nhà thơ nghèo vẫn ngông nghênh lên bầu Trời bởi một lẽ do thơ ông hay quá. Nói về cái ngông chính Tản Đà đã từng viết:
Bởi ông quá hay ông không đỗ
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông.
(Tự trào)
Ngông là ý thức tự khẳng định cái tôi chủ quan của mình, làm những việc trái với thói thường của đám đông, của cộng đồng. Nhưng không phải những việc làm ngược lại với thói thường ấy đều là ngông. Người ta muốn ngông cũng phải có cơ sở mà nền tảng vững chắc nhất là phải có tài và nhân cách hơn người, ở đây Tản Đà đã ý thức được mình. Vì ý thức được mình nên mới có cái ngông nghênh đáng yêu rất Tản Đà. Nhà thơ được mời lên thiên đình để đọc thơ cho Trời và Chư tiên nghe. Đó là phần chính của bài thơ. Cảnh đọc thơ cho Trời nghe, được nhà thơ dựng lại khá chi tiết. Được mời lên Trời đọc thơ, đó là vinh dự của nhà thơ. Bởi vậy, nên cũng rất dễ hiểu khi thi sĩ cao hứng và có phần tự đắc. Đương cơ thời còn kể cho Trời và Chư tiên nghe những tác phẩm mình đã viết: Hai quyển Khối tình hai cuốn Khối tình con, Thần tiên, Giác mộng... Đặc biệt là cách thi sỉ tự khoe:
Văn dã giàu thay lại lắm lối
Sẽ là chuyện huênh hoang kênh kiệu khi một con người bình thường tự do cao ca ngợi mình. Nhưng Tản Đà không phải là người bình thường, ông là một người có tài thực sự. Và đây không phải lần đầu tiên nhà thơ tự khen mình. Trong Tự trào, ông đã viết:
Vùng đất Sơn Tây nảy một ông
Tuổi chửa bao nhiêu vãn rất hùng
Sông Đà núi Tản ai hun đúc
Bút thánh câu thần sớm vãi vung.
Trước thái độ ấy của Tản Đà, Trời nghe Trời cũng bật buồn cười, còn các Chư tiên nghe thơ Tản Đà thì xúc động, tán thưởng và hâm mộ:
Là nhà thơ nổi tiếng da tình. Lần lên Trời này, không thiếu bóng các nồng Tâm Cơ, Hằng Nga, Song Thành... Họ tán dương, ngưỡng mộ Tản Đà - vị khách từ cõi trần tục lên. Rồi họ cũng vỗ tay tán thường. Đặc biệt là Trời đánh giá cao thơ của Tản Đà:
Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt
Văn trần được thế chắc có ít.
Và không tiếc lời khen ngợi: Lời văn đẹp như sao băng, khí văn mạnh như mây chuyển, khi thì nhẹ như sương, khi thì êm như gió, khi lại đậm đà như mưa sa, khi lại lạnh như tuyết.
Có thể nói, Tản Đà rất có ý thức về tài năng của mình và cũng là một con người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã cái tôi đó. Cách nhà thơ xưng danh tên họ ngay trước mặt Ngọc Hoàng và Chư tiên cũng đã thể hiện điều dó:
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ờ A châu về Địa cầu
Sông Đà húi Tản nước Nam Việt.
Ông cũng rất ngông khi tìm đến tận Trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc Hoàng Thượng đế và Chư tiên. Nếu bài thơ Muốn làm thằng cuội, Tản Đà đã muôn thoát tục lên cõi tiên để lẩn trôn cuộc sông hiện tại:
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Thì ở Hầu Trời, nhà thơ cũng một lần nữa thoát tục. Nhưng ngòi bút ông, tâm hồn ông lại được tự do phóng túng trong thể thơ trường thiên không gò ép về niêm luật, vần điệu. Niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ là được khẳng định cái tài của mình, muôn cái tài của mình được nhìn nhận đánh giá một cách đích đáng. Giữa lúc xã hội đang rối ren, thật giả trắng đen nhiều khi không phân định được ranh giới, văn chương trở nên rẻ mạt còn nhà văn, thi sĩ thì bị rẻ rúng, khinh bỉ, việc tìm được người đọc tri âm tri kỉ, hiểu được thơ, cảm được cái hay của thơ Tản Đà quả thật rất khó. Và ông phải lên tận cõi tiên mới có thế được thỏa nguyện.
Tác giả xuất hiện trong bài thơ với tư cách là người kể chuyện, đồng thời cũng là nhân vật chính. Cảm xúc tác giả trong bài thơ là cảm xúc phóng túng, tự do không gò ép. Có khi cao hứng, có khi tự đắc, có khi lại trầm ngâm. Tất cả tạo nên giọng thơ tự sự rất hóm hỉnh, có duyên và lôi cuốn người đọc. Theo lời tác giả, người đọc được chứng kiến cảnh nhà thơ đọc cho Trời nghe, cảnh Trời và các Chư tiên đánh giá thơ của tác giả... Người đọc không chỉ cảm nhận được cái ngông nghênh phóng túng của nhà thơ, mà còn cảm nhận được khát khao, được khẳng định chính mình giữa cuộc đời của tác giả. Cuộc sống nhà thơ hàng ngày đang phải đương đầu với những khó khăn, vất vả, những bộn bề lo toan cũng như nhiều nhà văn khác cùng chung cảnh ngộ bấy giờ, Tản Đà là một thi sĩ nổi tiếng một thời, được cả một thế hệ độc giả hâm mộ, vậy mà suốt đời vẫn sông trong cảnh nghèo đói, cùng quẫn:
Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có.
Vốn liếng nhà thơ mang theo là một bụng văn. Nó không ăn được, không mặc được. Nhà thơ chỉ còn cách đem văn đi bán phố phường nhưng ngặt nỗi:
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó
Cho nên:
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiếu.
Nghèo cuối cùng vẫn hoàn nghèo. Một vài câu thơ ngắn ngủi vật thôi nhưng bức tranh hiện thực đời sống lại hiện lên rất chân thực và đầy nỗi đau xót. Có thể nói đó là một trong những lí do vì sao nhà thơ chán cuộc sông hạ giới.
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi.
(Muốn làm thằng Cuội)
Và lời Trời dặn nhà thơ, nhiệm vụ mà Trời giao phó cho nhà thơ sao để giữ được thiên lương giữa cuộc sống đầy bon chen, cạm bẫy là một sứ mênh thiêng liêng mà nhà thơ phải cô' gắng thực hiện, dù:
Trời lại sai con việc nặng quá
Biết làm có được mà dám theo.
Gìn giữ cho được cái thiên lương ấy cũng là điều mà Tản Đà mong muốn làm được, khát khao làm được. Sự tự nguyện gánh vác nhiệm vụ Trời giao phó cho thây cái tâm huyết, cái nhân cách cao đẹp và trong sạch của nhà thơ nghèo Tản Đà.
Khi phong trào Thơ mới nổi lên, Thế Lữ như một vầng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam (Tế Hanh) thì phía bên kia, vầng sao Tản Đà mỡ dần rồi lặn hẳn. Người ta đã đưa Tản Đà lên mặt báo để chế giễu, cho ông là đại biểu chính thức của thơ cũ. Nhưng cho tới khi nhà thơ mất (7/6/1939) ở đầu giường bệnh vẫn cái chồng sách bừa bãi đâu đó mấy trang bản thảo... Thì những người đã từng chế giễu ông mới thấy thương tiếc và hối hận.
Lao động nghệ thuật thật sự, trăn trở thực sự, nhà thơ mang tên dòng sông, ngọn núi quê hương đã tận tụy với con đường văn, với nghiệp văn của đời mình. Có thơ phóng túng, ngông nghênh nhưng không buông thả, không dễ dàng, gửi gắm vào những trang thơ dí dỏm, hóm hỉnh là nỗi niềm khát khao được khẳng định chính mình. Và thật không uổng công khi bạn đọc hôm nay và mai sau nữa vẫn luôn nhớ tới ông, thơ ông xứng đáng là cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại. ông đã tìm được hướng đi đúng đắn để khẳng định mình giữa lúc thơ phú nhà nho đang dần tới dấu châm hết.
dayhoctot.com
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo