Lý thuyết số phức

Số phức z = a + bi có phần thực là a, phần ảo là b

- Số phức \(z = a + bi\) có phần thực là \(a\), phần ảo là \(b\) (\(a, b \in \mathbb R\) và \(i^2 =-1\))

- Số phức bằng nhau \(a + bi = c + di ⇔ a = c\) và \(b = d\)

- Số phức \(z = a + bi\) được biểu diễn bởi điểm \(M(a;b)\) trên mặt phẳng toạ độ.

- Độ dài của \(\overrightarrow {OM} \) là môđun của số phức z, kí hiệu là \(|z| = \overrightarrow {OM}  = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \)

- Số phức liên hợp của \(z = a + bi\) và \( \overline z= a - bi\).

Chú ý

- Mỗi số thực là số phức có phần ảo bằng \(0\). Ta có \(\mathbb R  ⊂ \mathbb C\).

- Số phức \(bi\) (\(b \in \mathbb R\)) là số thuần ảo (phần thực bằng \(0\))

- Số \(i\) được gọi là đơn vị ảo.

- Số phức viết dưới dạng \(z = a + bi\) (\(a, b \in R\)), gọi là dạng đại số của số phức.

- Ta có: \(|\overline z|= |z|\)

            \( z = \overline z ⇔ z\) là số thực

            \(z = -\overline z ⇔ z\) là số ảo.

Các bài học liên quan
Lý thuyết Khái niệm về mặt tròn xoay
Lý thuyết mặt cầu
Các chương học và chủ đề lớn

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 12 mới cập nhật