Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những cảm nghĩ gì?
Như là một nỗi nhớ, một kỉ niệm đã từ lâu lại hiện về trong ký ức của nhà thơ Nguyễn Duy, Ánh trăng có phải là dòng cảm xúc từ quá khứ đến thực tại này chăng? Có cái gì đó như một nỗi ám ảnh đột ngột hiện về khiến nhà thơ giật mình. Những ý nghĩa sâu kín, Ánh trăng là nỗi niềm rất rộng của Nguyễn Duy mà ta phải đi tìm.
- Bài học cùng chủ đề:
- Phân tích giá trị biểu cảm của những câu thơ sau: Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi... Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điểm)
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Như là một nỗi nhớ, một kỉ niệm đã từ lâu lại hiện về trong ký ức của nhà thơ Nguyễn Duy, Ánh trăng có phải là dòng cảm xúc từ quá khứ đến thực tại này chăng? Có cái gì đó như một nỗi ám ảnh đột ngột hiện về khiến nhà thơ giật mình. Những ý nghĩa sâu kín, Ánh trăng là nỗi niềm rất rộng của Nguyễn Duy mà ta phải đi tìm.
Ta nhận thấy trong bài thơ của Nguyễn Duy một niềm xúc cảm như bất chợt, bàng hoàng khi nhận ra sự hiện diện của người bạn tri kỉ - ánh trăng sau những tháng năm quên lãng. Đó cũng là lời thầm nhắc của nhà thơ về thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Đời người dù có đi đâu về đâu cũng không bao giờ xa vầng trăng tình nghĩa. Trăng trên bầu trời như người bạn sẵn sàng cùng ta sẻ chia tâm sự. Có lẽ vì thế mà đối với mọi người, vầng trăng là tri kỷ, Với Nguyễn Duy cũng vậy:
Hồi nhỏ sống vôi đồng
Vói sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỷ
Vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ "hồi nhỏ" cho tới lúc "chiến tranh ở rừng". Đó là một khoảng thời gian dài, đủ để xây đắp một tình cảm vững bền. Không phải dễ dàng gì mà người ta coi nhau là tri kỷ, vậy mà chính nhà thơ đã thừa nhận "vầng trăng thành tri kỷ". Điều này chứng tỏ đôi bạn ấy đã có sự sẻ chia, thấu hiểu và đồng điệu. Thời gian thật dài mà Nguyễn Duy chỉ gói gọn trong bốn dòng thơ ngắn gọn. Ta tưởng như có một nỗi lòng đang rưng rưng xúc động ẩn hiện trong lời thơ, chỉ chực trào lên. Phải chăng đây là những dòng hồi tưởng? Gói gọn cả một trời kỷ niệm trong những dòng thơ, Nguyễn Duy như cố dấu nỗi xúc động trong lòng mình.
Những tấm lòng ấy vẫn đạt dào. Nó chưa thể vội vàng quay lưng với quá khứ đẹp đẽ.
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa.
Con người ấy đã sống hết lòng với thiên nhiên, chân thành và thấm thiết. Đối với thiên nhiên, con người cũng như cây cỏ là những người bạn không thể tách rời. Từ "Ngỡ" như một điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt. Nó gợi cho ta suy nghĩ về những điều còn chưa nói. Từ "Ngỡ" như một lối rẽ đưa ý thơ đi theo một lối khác. Đó là giá trị của ngôn từ trong Ánh trăng, là tài năng của tác giả trong cách thể hiện mà ta không dễ gì nhận được ra.
Chiến tranh qua đi, hòa bình lặp lại, cũng như nhiều chiến binh khác, Nguyễn Duy trở về nhưng không phải về với sống, với đồng, với bể mà là về với thành phố tấp nập, đông vui. Sống trong bình yên, đủ đầy với "ánh điện, cửa gương", người ấy dần quên đi người bạn tri kỷ hôm nào. Và không biết tự bao giờ trăng đã thành "người dưng":
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Ánh trăng bị lu mờ bởi ánh điện chiếu rọi. Vầng ánh sáng ấy vẫn hiện hữu bên ta, vẫn đồng hành từng bước bên ta vậy mà giờ đây ta lại vô tình, hờ hững. Có lẽ vầng trăng cũng biết đau, biết khóc khi trở thành "người dưng qua đường". Vẫn là vầng trăng hồi nhỏ, vầng trăng lúc ở rừng nhưng sao ta lại không nhận ra? Lẽ nào ta đã lãng quên quá khứ, quên đi những năm tháng chiến đấu trường kỳ của dân tộc. Câu thơ không trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhưng sức ám ảnh lại vô cùng mạnh mẽ.
Khổ thơ thứ tư là một bước ngoặt trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, để từ đó tác giả bộc lộ nỗi niềm của mình một cách rõ ràng hơn:
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn.
Trăng vẫn luôn tỏa sáng nhưng chỉ khi "đèn điện tắt" ta mới thực sự cảm thấy ánh trăng thật tuyệt vời. Khi không gian "tối om", con người mong chờ ở một thứ ánh sáng mới! ánh trăng và "đột ngột" nhận ra người bạn tri ân: vầng trăng tròn. Hai từ láy: "thình lình", "đột ngột" thể hiện sự bất ngờ, ngẫu nhiên của cuộc tri ngộ. Hoàn cảnh gặp gỡ đó càng khiến nhà thơ bàng hoàng.
Nhìn lên trăng mà lòng tràn ngập niềm xúc động. Những kỷ niệm một thời tưởng như đã xa vắng nay lại trở về:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng.
Không phải là "ngửa mặt lên nhìn trăng" mà là "ngửa mặt lên nhìn mặt" vì với Nguyễn Duy lúc này, trăng đích thực là một con người có gương mặt, có ánh nhìn và tâm trạng. Chính nhà thơ cũng không rõ mình đang nghĩ gì, chỉ biết rằng "có cái gì rưng rưng". Có thể là đôi mắt "rưng rưng" hay có thể là sự thức dậy của tâm hồn con người. Một cảm giác vừa như buồn vui, vừa như mừng tủi trào lên trong lòng đôi bạn. Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với năm tháng đã qua cùng với sông, với đồng, với rừng... Nhà thơ tiếc nuối quá khứ, khao khát mong gặp lại cảm giác thân thuộc ngày xưa.
Như một người bạn ân nghĩa thủy chung, vầng trăng vẫn trong sáng, tròn đầy phúc hậu.
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kề chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
Không trách móc hờn giận sự tình của con người, ánh trăng vẫn lặng lẽ soi bước ta đi. Trăng hiền hòa và bao dung như chính đồng bào, dân tộc ta vậy. Nỗi mặc cảm khiến nhà thơ phủ nhận chính mình:
Kể chi người vô tình
Không hẳn là con người vô tình, hờ hững với những gì của quá khứ. Có chăng là do cuộc sống còn đang trong quá trình xây dựng các những lo toan bộn bề chi phôi nhiều suy nghĩ của chúng ta. Quá khứ chỉ đi vào tiềm thức lặng yên chứ nó đâu có mất đi. Vì thế mới có cái "giật mình" của Nguyễn Duy ở câu thơ cuối. Phải chăng đó cũng là cái "giật mình" của chính chúng ta khi nhận ra được sự đánh thức từ ánh trăng của Nguyễn Duy?
Bài thơ ra đời khi đất nước đã hòa bình. Những tháng ngày chiến đấu gian khổ của người chiến sĩ Nguyễn Duy đã không còn. Trong thời gian này tác giả là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng không vì thế mà Ánh trăng mất đi vẻ đẹp chân thực của mình, dường như chẳng bao giờ Nguyễn Duy không mang trong mình nỗi niềm hướng về quá khứ, hướng về cội nguồn. Nó cho thấy một thái độ sống đẹp đẽ, thủy chung. Không chỉ có vậy, bài thơ Ánh trăng còn như một lời nhắn nhủ sâu kín, nhẹ nhàng: Hãy sống và lao động hết mình nhưng đừng bao giờ phủ nhận quá khứ của dân tộc.
LUYỆN TẬP
1. Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.
2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của ánh trăng trong đoạn thơ sau:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chỉ người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
(Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Vẻ đẹp của Ánh trăng gợi cho em những suy nghĩ gì?
3. Vẻ đẹp thiên nhiên và con người qua văn bản Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy.
4. Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có nhấn mạnh đến hình ảnh “vầng trăng tròn...”. Đây có phải là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc không? Hãy phân tích hiệu quả của nó.
5. Cảm nhận của em về đoạn thơ:
...Từ hồi về thành phổ
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chỉ người vô tình
ánh trăng ỉm phăng pháức
đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng,
SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr.156, NXB GD - 2005)
6. Nhận xét về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học, Sách văn học 9 - Tập 2 có viết:
"Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất".
(Sách đã dẫn - Trang 116 )
Qua việc phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ sau, em hãy bày tỏ cách hiểu của em về vấn đề trên?
Ánh trăng
Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ.
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dừng qua đường.
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông, là rừng.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chỉ người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, 1978
(Theo sách Văn học 9 - Tập 2 - Trang 155)
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9