ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM

Câu 1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học.

Câu 2. Những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.

a. Giống nhau:

- Đều là văn tự sự (có xen lẫn trữ tình) là các truyện, kí hiện đại sáng tác vào thời kì 1930 - 1945.

- Đề tài là những con người và cuộc sống đương thời, đi sâu miêu tả nỗi đau người với số phận nghèo khổ cùng cực.

- Các văn bản, tác phẩm đều chan chứa tình nhân đạo (yêu thương, quan tâm đến nhau trong gia đình), nêu cao tinh thần nhân đạo.

- Tố cáo tội ác của giai cấp thống trị đương thời.

- Sự giống nhau còn ở cách thể hiện chân thực, sinh động, đó là đặc điểm chung của dòng văn xuôi hiện thực của nước ta trước Cách mạng tháng Tám.

b. Khác nhau:

- Cũng là nỗi đau của con người nhưng ở mỗi văn bản thể hiện một phương diện, một khía cạnh cụ thể:

+ Có người nỗi đau vừa là nghèo khổ lại bị “hủ tục” xô đẩy (Trong lòng mẹ).

+ Có người nỗi đau vì quá nghèo khổ phải đứng lên phản kháng (Tắt đèn),

+ Có người chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương (Lão Hạc).

- Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.

Câu 3.

Gợi ý:

- Nhân vật Hồng có tình cảm thương yêu mẹ rất sâu sắc. Chú ý đoạn văn “Hồng ngồi trên xe với mẹ”.

- Nhân vật chị Dậu vừa dịu dàng, giàu sức chịu đựng, lại vừa quyết liệt, dũng cảm. Chú ý đoạn văn “chị Dậu chống lại tên cai lệ”.

- Nhân vật lão Hạc vừa hiền hậu, vừa có tâm hồn trong sáng. Chú ý đoạn văn “lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo”.

Các bài học liên quan
HAI CÂY PHONG (trích Người thầy đầu tiên) - Ai-ma-tốp
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (trích) - O Hen-ri
TÌNH THÁI TỪ
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (trích Đôn Ki-hô-tê) - Xéc-van-tét
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật