CHIẾU DỜI ĐÔ (Thiên đồ chiếu) - Lí Công Uẩn
Đọc Chiếu dời đô ta thấy thêm tin yêu đất nước vừa giàu đẹp, vừa thể hiện niềm hi vọng cho mai sau. Ngày nay, mỗi lần đọc lại Chiếu dời đô ta tự hào về ông cha mình sáng suốt đã lấy Thăng Long làm kinh đô. Việc chọn đất và dời đô của Lí Thái Tổ đã phản ánh ý chí độc lập tự cường dân tộc. Vì từ đó đến nay qua nhiều thay đổi và thăng trầm, Thăng Long vẫn là mảnh đất ngày một sầm uất, lớn mạnh.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Chiếu dời đô - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Chiếu dời đô
- Giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
Lí Công Uẩn quê ở Kinh Bắc, là võ tướng có tài của Lê Đại Hành, từng giữ chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Ông là người tài trí, đức độ, kín đáo, nhiều kì vọng. Năm 1009, Lê Ngọa Triều chết, Lí Công uẩn được giới tăng lữ và triều thần tôn lên làm vua, lấy hiệu là Lí Thái Tổ và gây dựng nên nhà Lí tồn tại hơn 200 năm. Năm 1010, Lí Thái Tổ viết Chiếu dời đô để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Hại La. Sau khi dời về Đại La, ông đổi tên địa điểm này thành Thăng Long, kinh đô của nước Đại Việt, chính là Hà Nội ngày nay.
Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Chính văn bản này đã góp phần khai sinh ra kinh đô của nước ta trong quá khứ và hiện nay.
Việc dời đô của Lí Công Uẩn là một kì tích, kì công đối với đất nước. Sau một ngàn năm, Thăng Long Hà Nội đã trở thành kinh đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là trung tâm kinh tế, quốc phòng, văn hóa lớn của cả nước.
Chiếu dời đô là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại. Kết cấu chặt chẽ, cách lập luận giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ trang trọng, mạch lạc thể hiện khẩu khí của bậc đế vương lỗi lạc. Ngôn từ trang trọng đúng như khẩu khí của bậc đế vương. Nó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ.
II. RÈN KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (trả lời câu hỏi SGK)
Câu 1. Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công uẩn viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của Trung Quốc có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho đoạn văn tiếp theo.
Tác giả đã viện dẫn:
+ Nhà Thương năm lần dời đô, nhà Chu cũng ba lần dời đô mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài, xây dựng các vương triều phồn vinh.
+ Việc dời đô là thuận theo mệnh trời và thuận với ý dân. Kết quả làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng.
- Như vậy, Lí Thái Tổ viện dẫn sự dời đô của nhà Thương và nhà Chu là chuẩn bị lí lẽ ở phần sau. Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô, liên hệ đến việc dời đô của Lí Thái Tổ là hợp với quy luật phát triển của lịch sử.
Câu 2. Theo Lí Công uẩn, việc hai triều đại Đinh, Lê đóng đô ở Hoa Lư là phạm những sai lầm:
+ Không theo mệnh trời (không phù hợp quy luật khách quan).
+ Không biết học theo cái đúng của người xa xưa.
+ Hậu quả là triều đại thì ngắn ngủi, nhân dân thì khổ sở, vạn vật không thích nghi.
+ Không thể phát triển thịnh vượng trong một vùng đất chật chội.
Ngày nay nhìn lại, có thể thấy, hai triều Đinh và Lê vẫn đóng đô ở Hoa Lư là do hai triều đại ấy chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng, nơi trung tâm của đất nước, mà vẫn còn phải dựa vào thế núi rừng hiểm trở để phòng thủ. Đến thời Lí, trong đà phát triển đi lên của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp nữa.
Câu 3. Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước:
- Về vị thế địa lí: Ở nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng nam bắc đông tây, có núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội.
- Về vị thế chính trị, văn hóa: Là đầu mối giao lưu, chốn tụ hội của bốn phương, là mảnh đất hưng thịnh, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
Câu 4. Trình tự lập luận của tác giả trong Chiếu dời đô rất sắc sảo. Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi sự kết hợp giữa lí,và tình:
- Nêu sử sách làm tiền đề chỗ dựa cho lí lẽ.
- Lấy thực tế của thời đại Đinh - Lê để thấy thực tế Hoa Lư không còn thích hợp đối với sự phát triển đất nước nên nhất thiết phải dời đô.
- Lời ban bố mệnh lệnh nhưng có đoạn bày tỏ nỗi lòng. Ngôn từ mang tính chất đối thoại, tâm tình. Hai câu cuối bài chiếu có tác dụng thuyết phục, tạo ra sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân. Người nghe vừa thấy được lí lẽ chặt chẽ, vừa nhận ra tình cảm chân thành của vua khi nguyện vọng dời đô phù hợp với ý dân.
Câu 5. “Chiếu dời đô” phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì:
- Dời đô từ vùng núi Hoa Lư về vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn cát cứ của chế độ phong kiến.
- Thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng với phương Bắc.
- Định đô ở Thăng Long và thực hiện nguyện vọng của nhân dân đưa giang sơn về một mối, phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt.
III. BÀI VĂN THAM KHẢO
Một số nét chính về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong bài Chiếu dời đô của Lí Công uẩn.
Bài làm
Sau một năm lên ngôi, Lí Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, sau đổi tên là Tháng Long do có hiện tượng thấy “Rồng bay lên” khi thuyền nhà vua ra tới Đại La.
Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công uẩn đã viện dẫn sử sách Trung Quốc về những cuộc dời đô: “Bàn Canh năm lần dời đô”, “Thành Vương cũng ba lần dời đô”. Những cuộc dời đô này, đâu phải là tùy tiện mà phù hợp với mệnh trời, với lòng dân để tính kế muôn đời cho con cháu.
Nói tóm lại là nhà vua ổn định tư tưởng cho các tướng sĩ trước khi dời đô. Từ đó, nhà vua có ý phê phán nhà Đinh và nhà Lê không noi theo dấu cũ của nhà Thương mà cứ yên đô ở Hoa Lư.
Tiếp theo, nhà vua khẳng định và ca ngợi Đại La là “thắng địa” của đất nước Việt. Lí Thái Tổ nêu cao vị trí địa lí của Đại La trở vào nơi trung tâm trời đất... đã “ứng ngôi nam bắc đông tây”. Địa thế của Đại La rất hùng vĩ bao la. Được cái thế rồng cuộn hổ ngồi , lại tiện hướng “non sông dựa núi”, “Địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng”.
Từ ca ngợi, miêu tả đất Đại La, tác giả Chiếu dời đô đánh giá Đại La là "Chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, là "kinh đô bậc nhất đế vương muôn đời”.
Như vậy Lí Thái Tổ có một tầm nhìn rất đúng đắn, sâu sắc về đất Đại La - Thăng Long.
Về nghệ thuật: Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn do nhà vua chỉ ra sự cần thiết phải dời đô. Lời ban bố mệnh lệnh lại được bày tỏ nỗi lòng qua đối thoại, trao đổi của một áng văn biền ngẫu sinh động dào dạt.
Chiếu dời đô có lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh và nhờ những vế đối rất chỉnh mà lời văn gieo ấn tượng sâu sắc vào lòng người.
Đọc Chiếu dời đô ta thấy thêm tin yêu đất nước vừa giàu đẹp, vừa thể hiện niềm hi vọng cho mai sau. Ngày nay, mỗi lần đọc lại Chiếu dời đô ta tự hào về ông cha mình sáng suốt đã lấy Thăng Long làm kinh đô. Việc chọn đất và dời đô của Lí Thái Tổ đã phản ánh ý chí độc lập tự cường dân tộc. Vì từ đó đến nay qua nhiều thay đổi và thăng trầm, Thăng Long vẫn là mảnh đất ngày một sầm uất, lớn mạnh.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo