BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên trang 3 SGK Văn 6
- Luyện tập bài Bài học đường đời đầu tiên trang 11 SGK Văn 6
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
- Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ
- Nhà văn Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, lớn nên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ông viết văn từ trước Cách mạng tháng tám 1945, với khối lượng tác phẩm phong phú, nhiều thể loại.
- Bài văn Bài học đường đời đời đầu tiên được trích từ chương trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (in năm 1941) của ông. Truyện viết về thế giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê rất sinh động, hóm hỉnh, đồng thời cũng gợi ra những hình ảnh của xã hội con người và thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ.
Bài văn có hai đoạn chính: đoạn một miêu tả hình ảnh Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng; đoạn hai là câu chuyện về trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn trêu Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Bài văn thể hiện được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong cả hai chương thức miêu tả và kể chuyện.
Đoạn một miêu tả Dế Mèn. Tác giả đã vẽ nên hình ảnh cụ thể, sống động và hấp dẫn của một chàng dế thanh niên cường tráng.
Đoạn này đặc sắc về nghệ thuật miêu tả. Đây là một đoạn mẫu mực, tiêu biểu về miêu tả loài vật. Các tính từ đặc sắc, có mức độ cao, phù hợp với đối tượng đã được huy động như: nhọn hoắt, cường tráng, mẫm bổng, ngắn hủn hoẳn, nâu bóng, bướng, phanh phách, ngoàm ngoạp, hùng dũng, khoan thai,... Đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng lại bộc lộ được tính nết, thái độ của nhân vật.
Đoạn hai miêu tả diễn biến hành động và tâm trạng của Dế Mèn. Dế Mèn đã bộc lộ tính xấu của mình như: hung hăng, khoác lác trước kẻ yếu nhưng lại nhát sợ trước kẻ mạnh. Nhưng Dế Mèn chưa phải là một kẻ xấu, kẻ ác dù hậu quả trò đùa nghịch của Dế Mèn gây ra là rất đáng trách. Trước cái chết của Dế Choắt, do trò đùa nghịch của mình gây ra, Dế Mèn đã hối hận, nhận ra lỗi lầm và biết rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
- Tác giả để cho nhân vật tự kể chuyện mình. Cách lựa chọn vai kể này đã tạo nên được sự thân mật, gần gũi giữa người kể và người đọc, người nghe; đồng thời, cũng dễ biểu hiện tâm trạng, suy nghĩ, thái độ của nhân vật.
- Trong truyện đồng thoại, các nhân vật (là những con vật) được miêu tả sinh động, có suy nghĩ, tình cảm như con người; đây là mục đích chính của truyện đồng thoại. Các nhân vật (con vật) trong truyện ngụ ngôn chỉ là những biểu tượng để nêu lên bài học triết lí, nhân sinh. Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện đồng thoại chứ không phải là truyện ngụ ngôn.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:
a) Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào?
b) Bài văn có thể chia làm mấy đoạn, nội dung chính củ đoạn?
Gợi ý:
Tóm tắt:
Là một chàng dế thanh niên cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm.
Mèn rất kinh miệt một người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế Choắt bởi anh ta rất ốm yếu. Mèn đã trêu trọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú.
a) Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn.
b) Bài văn được chia làm hai đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu cho đến câu sắp đứng đầu thiên hạ rồi. Nội dung: Dế Mèn tự tả chân dung mình
- Đoạn 2: Đoạn còn lại. Nội dung là câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
2. Hãy đọc kĩ lại đoạn văn từ đầu bài đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi sau đó:
a) Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn.
b) Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn. Thay thế một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ.
c) Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này.
Gợi ý:
a) Các chi tiết miêu tả ngoại hình:
+ Càng: mầm bóng
+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt
+ Đạp: phành phạch
+ Cánh: áo dài chấm đuôi
+ Đầu to: nổi từng tảng
+ Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Râu: Dài, uốn cong
b) Các chi tiết miêu tả hình dáng và tính cách:
* Tính cách:
- Yêu đời, tự tin
- Kiêu căng tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu.
-> Miêu tả từng bộ phận cơ thể, gắn liền với miêu tả hình dáng với hành động của Dế Mèn.
=> Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng đẹp khỏe và hấp dẫn nhưng tính cách kiêu căng, hợm hĩnh.
Nét đẹp trong hình dáng: Khỏe mạnh, cường tráng, đầy sức sống thanh niên thể hiện trong từng bộ phận của cơ thể, dáng đi, hành động... Đẹp trong tính nết: yêu đời, tự tin.
Nét chưa đẹp trong tính nết của Mèn: Kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu.
3. Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu,...).
Gợi ý:
Đối với Choắt, Mèn có thái độ coi thường, tàn nhẫn: tôi bảo chỉ nói sướng miệng, hếch răng... khinh khỉnh, ... mắng, không chút bận tâm.
4. Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt
Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học đó là gì?
Gợi ý:
Diễn biến tâm lí và thái độ của Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Choắt:
- Nghịch ranh, nghĩ mưu trêu chị Cốc;
- Hể hả vì trò đùa tai quái của mình;
+ Chui tọt vào hang, nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị...
- Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt: khiếp, nằm im thin thít
- Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của Choắt;
- Ân hận, sám hối chân thành, đứng lặng giờ lâu trước mộ Choắt, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.
=> Tâm lý của Mèn được miêu tả rất tinh tế, hợp lý.
* Bài học Mèn rút ra cho bản thân: Tác hại của tính nghịch ranh, Mèn đã gây nên cái chết đáng thương cho Choắt. Hối hận thì đã quá muộn.
- Bài học rút ra từ sự ngu suẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
- Tội lỗi của Mèn rất đáng phê phán. Nhưng dù sao Mèn cũng đã nhận ra và hối hận chân thành.
5. Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?
Gợi ý:
Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong thực tế. Các đặc điểm ngoại hình được miêu tả hết sức chọn lọc, chính xác, khiến chúng ta có thể hình dung và phân biệt ngay được từng con vật xuất hiện trong truyện. Dế Mèn với đôi càng mẫm bóng, có những cái vuốt cứng và nhọn hoắt ở chân, ở khoeo. Càng Dế Choắt bè bè, nặng nề. Tập tính của từng con vật cũng được tác giả nắm rất vững và lồng ghép vào tác phẩm một cách khéo léo. Dế Mèn đào hang rộng, với nhiều ngách; Dế Choắt ở trong cái hang nông sát đất...
Hai bạn Dế Mèn và Dế Choắt mỗi người một vẻ. Một bên cường tráng, khỏe mạnh, một người bệnh tật, ốm đau liên miên. Những đặc điểm của con người như suy nghĩ, nói năng, đi đứng... được gán cho con vật.
Một số tác phẩm viết về loài vật có cách viết tương tự truyện này như: Rùa và Thỏ, Cái tết của Mèo con. ...
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6