Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, trang 92 SGK Văn 11
Các cống hiến của Mác mang tầm vóc khái quát thời đại, mở đường cho thời đại. T
- Bài học cùng chủ đề:
- Cảm nhận của anh (chị) khi đọc văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Mác của Ph. Ăng-ghen
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
GỢI Ý LÀM BÀI
1. Bài điếu văn có 7 đoạn và được chia làm ba phần:
- Phần mở đầu gồm đoạn 1 và 2. Đây là phần cho thấy không gian và thời gian liên quan đến sự ra đi của C. Mác. Trước hết, đó là thời gian cụ thể: có ngày, có giờ (chiều ngày 14 tháng ba, lúc ba giờ kém mười lăm phút), có không gian (trong phòng ở, trên chiếc ghế bành). Thời gian và không gian ở đày là bình thường. Trong cái bình thường ấy là một vĩ nhân (cái khác thường, phi thường). Đáy là hình thức đòn bẩy để tạo ra tầm vóc cho sự nhấn mạnh.
Tiếp đó là cách giới thiệu, không phải như giới thiệu một con người bình thường mà như một con người của một lĩnh vực đặc biệt: "nhà tư tưởng" và không phải là một nhà tư tưởng bình thường mà là "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại". Trong cách giới thiệu đó, C. Mác hiện ra như là một vĩ nhân của thế kỉ mà ông sống (thế kỉ XIX) mà tính chất vĩ nhân thể hiện khá rõ qua tính chất "nhà tư tưởng hiện đại". Từ "hiện đại" được dùng trong hoàn cảnh này mang nhiều ý nghĩa. Nó chí tính chất cách mạng, tính chất mới mẻ và sáng tạo của tư tưởng C. Mác. "Hiện đại" cũng thể hiện sự vượt trội về tính chất, phẩm chất so với thời đại, đổng thời cho thấy sự tiếc thương của những người đồng chí, đồng đội.
- Phần thứ hai (gồm đoạn 3, 4, 5 và 6), cũne là trọng tâm của bài, đề cập đến những cống hiến to lớn của Mác đối với sự nghiệp phát triển nhân loại.
- Phần kết thúc (đoạn 7) đề cập tới giá trị tổng quát các cống hiến của Mác. Các cống hiến đó đều hướng vào một mục tiêu chung là phục vụ lợi ích của. nhân loại.
2. Những đóng góp của Mác khiến ông trở thành "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số các nhà tư tưởng hiện đại":
- Cống hiến đầu tiên của C. Mác là "tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người" qua các thời kì lịch sử, mà bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng (bao gồm tư liệu sản xuất, cách sản xuất tư liệu sản xuất, trình độ phát triển kinh tế,...) quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội (bao gồm các hình thức, thể chế nhà nước, tôn giáo, văn học nghệ thuật,...).
- Cống hiến thứ hai là "tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra". Đó là quy luật về giá trị thặng dư.
3. Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc (biện pháp tăng tiến).
Hình thức nghệ thuật ấy trở đi trở lại nhiều lần trong bài điếu văn:
a. Đoạn văn mở đầu chỉ có hai câu: Câu thứ nhất thông báo thời điểm C. Mác qua đời. Câu thứ hai cho biết sự ra đi thanh thản của bậc vĩ nhân ấy với một niềm nuối tiếc của những người thân: "Để Mác ở lại một mình vẻn vẹn chỉ có hai phút, thế mà khi trở vào phòng, chúng tôi đã thấy ông ngủ thiếp đi thanh thản trên chiếc ghế bành - nhưng là giấc ngủ ngàn thu". Câu văn dường như để giãi bày tâm trạng, như để giải thích nỗi niềm tiếc thương, như để phân bua với những người đồng chí, đồng đội khác. Đoạn văn mở đầu đã tạo ra không khí để thể hiện một tình cảm tiếc thương vô hạn của những người còn sống đối với sự ra đi của Mác, đồng thời qua đó cũng cho thấy sự kính trọng của những người bạn, những người đồng chí của Mác đối với người đã ra đi.
b. Đoạn thứ hai cũng chỉ có hai câu văn và cũng chung giọng điệu tiếc thương và kính trọng ấy. Trước hết, tầm vóc nhân loại của Mác được khẳng định: "Con người đó ra đi là một tổn thất không sao lường hết được đối với giai cấp vô sản đang đấu tranh ở châu Âu và châu Mĩ, đối với khoa học lịch sử". Trong lời văn, Mác hiện ra với hai tư cách: một nhà cách mạng của giai cấp vô sản và một nhà khoa học lịch sử. Kết cấu trùng điệp được sử dụng ở đây nhằm nhấn mạnh sự vĩ đại của Mác:
Con người đó - ra đi = (là) một tổn thất không sao lường hết được.
+ đối với giai cấp vô sản đang đấu tranh ở châu Âu và châu Mĩ.
+ đối với khoa học lịch sử.
Từ đó, cái chết ấy tạo ra một nỗi trống trải đối với nhân loại, đối với khoa học (tăng cấp). Sự kính trọng và thương tiếc theo đó mà được nhân lên nhiều lần. Cái chết của Mác trở thành nỗi mất mát lớn của nhân loại.
Phần thứ hai của bài điếu văn, như chúng ta đã biết là phần tập trung đánh giá sự nghiệp của người đã khuất. Trong phần này, tác giả vẫn sử dụng hình thức lập luận theo lối kết cấu tầng bậc kết hợp với so sánh. Có thể thấy điều đó qua mô hình sau:
Giống như:
- Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ.
- Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người.
Nhưng không phải chỉ có thế thôi...
Mác được so sánh với các vĩ nhân khác cùng thời đại, với những thành tựu khoa học nổi tiếng của thời đại đó. Đó là sự so sánh đặc biệt: So sánh với những tinh hoa cùng thời đại, so sánh với nhữna phát minh, nhừng cống hiến quan trọng vượt tầm thời đại mà không phải ai cũng có thể làm được và không phải đã có từ thời đại trước. Những con người cũng như những thành quả khoa học được đưa ra so sánh đểu là những người và những thành tựu tạo nên tầm vóc con người, tạo nên những đỉnh cao của thời đại. Mác được so sánh với các đỉnh cao cùng thời nhưng lại không chỉ dừng ở vị trí đính cao của nhân loại (qua những con người cụ thể, như Đác-uyn chẳng hạn) mà còn vượt qua những đính cao ấy. Bản thân Mác, do đó, trở thành đỉnh cao của mọi đỉnh cao, trở thành vĩ nhân của mọi vĩ nhân, trở thành "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong những nhà tư tưởng hiện đại"Ể Đây chính là hiệu quả mà biện pháp tăng tiến mang lại.
Cũng cẩn lưu ý là sự so sánh ở đáy cũng mang tính chất một sự so sánh trùng điệp, tạo ra hiệu quả tăng cấp (thông qua hàng loạt từ ngữ so sánh liên tiếp, không ngừng).
Cách so sánh ở đây trước hết được đặt ở cấp độ ngang hàng nhau, tạo ra sự đối sánh son? song nhằm tác dụng nhấn mạnh ý (Mác với Đác-uyn). Tiếp theo sự so sánh tương đương là so sánh vượt trội mà sự khẳng định được thể hiện ngay trong câu: "Nhưng không phải chỉ có thế thôi". Cách lập luận được thể hiện ở chỗ không chỉ nêu luận điểm mà ngay sau đó còn đưa ra một minh chứng đầy sức thuyết phục: "Mác cũne tìm ra quy luật vận động riêng của phươnc thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra". Tác giá cũng ngay sau đó chỉ ra ý nghĩa to lớn mà Các Mác đã phát hiện ra: đó là một ánh sáng để đối lập lại với bóng tối mà "các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa đều mò mẫm". Sự so sánh còn được nhấn mạnh nhiều lần ngay sau đó.
c. Với tư cách là một nhà nghiên cứu khoa học thì rõ ràng những phát kiến của Mác là vô giá và tên tuổi của ông đã xứng đáng để lưu vào sử sách. Nhận thức đó là hoàn toàn đúng. Thế nhưng nếu chỉ dừng ở việc nhìn nhận và đánh giá như vậy thì chưa thấy hết được sự vĩ đại của Mác cũng như chưa thấy hết được sự đau xót và thương tiếc của Ăng-ghen đối với sự ra đi của Mác. Cần phải hiểu thêm Các Mác từ hai phương diện: Con người của những phát minh khám phá và con người của hoạt động thực tiễn. Giữa hai con người ấy, giữa hai phương diện ấy có một mối quan hệ biện chứng nhân quả hết sức chặt chẽ. Bởi vì, như chính tác giả đã nhấn mạnh: "Khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng". "Bởi lẽ trước hết Mác là một nhà cách mạng".
Các phát minh của Mác dã vĩ đại, nhưng khía cạnh con người hoạt động thực tiễn ở Mác còn vĩ đại hơn, bởi: "Bằng cách này hay cách khác, (ông) tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên, tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà ông là người đầu tiên đem đến cho giai cấp ấy ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để tự giải phóng, đó thật sự là sứ mệnh thiết thân của cuộc đời ông". Quả điều đó mới là điều đáng khâm phục nhất ở Mác ("Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác").
d. Bài điếu văn đề cao hình ảnh của Mác nhưng tác giả không nói nhiều về cái chết, và đây là khía cạnh độc đáo của bài điếu văn này. Thay vì làm diều đó như lẽ thường, bài điếu văn nhấn mạnh ý nghĩa của sự sống, ý nghĩa của cuộc đời Mác và sự bất tử của những đóng góp sáng tạo mà Mác đã cống hiến cho nhân loại.
- Cống hiến thứ ba, qua cách lập luận của Ph. Ăng-ghen, là cống hiến quan trọng hơn cả. Đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng - khoa học thành hành động cách mạng, bởi vì "khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng" và "trước hết Mác là một nhà cách mạng", ở Mác "đấu tranh là hành động tự nhiên".
Các cống hiến này được sắp xếp theo trật tự tăng tiến, cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước, mặc dù chỉ có được một trong các cống hiến ấy cũng đã có thể xem là một vĩ nhân rồi.
Để làm nổi bật cống hiến của Mác, Ăng-ghen đã so sánh cống hiến ấy với cống hiến của Đác-uyn, của các nhà khoa học khác cùng thời đại. Thế kỉ XIX, ở phương Tây, là thế kỉ của nhiều phát minh lớn, quan trọng, thúc đẩy sự phát triển xã hội. Các cống hiến của Mác mang tầm vóc khái quát thời đại, mở đường cho thời đại. Trong ý nghĩa đó, Mác nổi bật lên hàng đầu như là "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại".
4. Câu 4 trang 95 SGK
Bằng việc trình bày những phát hiện khoa học của Mác, Ăng-ghen đã gián tiếp thể hiện sự ngợi ca đối với những đóng góp và cống hiến của Mác cho nhân loại. Đồng thời, ngợi ca công lao của người đã khuất cũng chính là khẳng định và thế hiện sự thương tiếc của Ăng-ghen đối với Mác. Bài điếu văn kết thúc bằng một tiếng khóc bày tỏ tình cảm tiếc thương dưới hình thức một lời cầu nguyện: "Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi!".
5. Câu 5 trang 95 SGK
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Mác "tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên", nói cách khác là Mác chống lại bất công, chống lại cường quyền và bạo quyền.
Cùng với cuộc đấu tranh đó, Mác "tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà ông là người đầu tiên đem đến cho giai cấp ấy ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để tự giải phóng". Nói cách khác, Mác bênh vực cho những người lao động, những người cùng khổ. Mác đem đến cho họ niềm tin vào hạnh phúc trong một thế giới mới, thế giới mà ở đó, người lao động thực sự là chủ nhân của xã hội.
Các cống hiến của Mác tất nhiên là tài sản chung của nhân loại. Các cống hiến ấy không chỉ có giá trị lí luận mà nó còn có giá trị hành động, góp phần mở đường cho nhân loại tiến lên.
Vì hoạt động của Mác không phải để phục vụ cho quyền lợi của cá nhân mà cho quyền lợi của toàn dân, thế nên, "ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả".
dayhoctot.com
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo